ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU MẤT VỮNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP XƯƠNG BÊN TRONG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Thành Tấn 1,, Nguyễn Hữu Đạt 1
1 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật kết hợp xương bên trong ở những bệnh nhân gãy khung chậu mất vững hiện nay đang cho thấy nhiều kết quả khả quan, nắn chỉnh phục hồi tốt về giải phẫu và cải thiện quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân gãy mất vững khung chậu; (2) Đánh giá kết quả sớm điều trị gãy mất vững khung chậu bằng phương pháp kết hợp xương bên trong. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 13 bệnh nhân gãy khung chậu mất vững có phẫu thuật kết hợp xương bên trong từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023. Kết quả nghiên cứu: 13 bệnh nhân có tuổi trung bình là 38,38 ± 13,75; nguyên nhân chủ yếu gãy khung chậu là tai nạn giao thông 76,9%; đa số gãy khung chậu loại Tile B2 và có tổn thương xương khớp khác kèm theo. Bệnh nhân được phẫu thuật có kết quả phục hồi giải phẫu ở mức độ tốt – rất tốt; kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm Majeed ở mức trung bình (1 tháng, 55,4 ± 7,3điểm) và tốt (3 tháng, 70,2 ± 7,1 điểm). Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương bên trong ở những bệnh nhân gãy khung chậu mất vững cho kết quả khả quan, tuy nhiên cần mở rộng cỡ mẫu và kéo dài thời gian theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Ninh và cộng sự (2018), "Nhận xét kết quả điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài", Tạp chí Y-Dược học Quân sự. 7-2018, tr. 65-75.
2. Nguyễn Ngọc Toàn (2011), Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. M. Mi et al. (2021), "Management and outcomes of open pelvic fractures: An update", Injury. 52(10), tr. 2738-2745.
4. Salama AM Elzohairy MM (2016), "Open reduction internal fixation versus percutaneous iliosacral Screw fixation for unstable posterior pelvic ring disruptions", Orthopaedics and Traumatology: Surgery and Research (2016).
5. Axel Gänsslen (2021), Pelvic Ring Fractures, Springer.
6. S. Ghosh et al. (2019), "Epidemiology of pelvic fractures in adults: Our experience at a tertiary hospital", Chin J Traumatol. 22(3), tr. 138-141.
7. Lang P. et al. (2022), "Epidemiological and Therapeutic Developments in Pelvic Ring Fractures Type C from 2004 to 2014 - a Retrospective Data Analysis of 2,042 Patients in the German Pelvic Register (DGU)", Z Orthop Unfall. 160(2), pp. 172-182.
8. N. Lundin và A. Enocson (2022), "Complications after surgical treatment of pelvic fractures: a five-year follow-up of 194 patients", Eur J Orthop Surg Traumatol.
9. Ahmed Mham Mostafa (2021), "An overview of the key principles and guidelines in the management of pelvic fractures", Journal of Perioperative Practice. 31(9), pp. 341-348.
10. C. T. Nana et al. (2022), "Functional outcome of unstable pelvic fractures treated in a level III hospital in a developing country: a 10-year prospective observational study", J Orthop Surg Res. 17(1), pp. 198-209.
11. Giedrius Petryla (2021), "Comparison of One-Year Functional Outcomes and Quality of Life between Posterior Pelvic Ring Fixation and Combined Anterior-Posterior Pelvic Ring Fixation after Lateral Compression (B2 Type) Pelvic Fracture", Medicina 2021. 57, pp. 204-213.