ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ RÒ XOANG LÊ THEO PHƯƠNG PHÁP GÂY XƠ HÓA ĐẦU TRONG LỖ RÒ

Phạm Tuấn Cảnh 1,, Nguyễn Nhật Linh 1, Hoàng Hòa Bình 1, Nguyễn Thị Huệ 1, Nguyễn Văn Luận 1, Nguyễn Cảnh Huy 1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rò xoang lê theo phương pháp gây xơ hoá đầu trong lỗ rò bằng đông điện đơn cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 60 bệnh nhân (BN) rò xoang lê vào điều trị tại BV Tai Mũi Họng TW từ T1/2020 đến T8/2022. Kết quả: 27 nam và 33 nữ từ 2 - 56 tuổi (TB: 17.2 ± 13.59), trong đó 56 BN (93.3%) được gây xơ hóa lỗ rò 1 lần và 3 BN (5.0%) được gây xơ hóa 2 lần, và 1 bệnh nhân được xơ hóa lỗ rò 3 lần (1.7%) với thời gian TB cho 1 lần xơ hóa là: 17.1 ± 15.00 phút. Tỉ lệ tai biến, biến chứng là 3.3%. Tỉ lệ khỏi bệnh là 100% ở các BN được soi kiểm tra thấy lỗ rò đã đóng kín (47/47 ca) với thời gian theo dõi từ 2 - 32 tháng. Kết luận: Điều trị rò xoang lê theo phương pháp gây xơ hóa bước đầu cho tỉ lệ thành công cao, giảm tai biến và thời gian phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Kính (2008). Phôi thai học thực nghiệm và ứng dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, 569-602.
2. Nguyễn Nhật Linh, Phạm Tuấn Cảnh, Trần Thị Thu Hiền, Hoàng Hòa Bình (2014). Đặc điểm lâm sàng, nội soi rò xoang lê tái phát. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 59-23 (5), 44-52.
3. Nguyễn Hoài An, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Tố Uyên (1999). Một số nhận xét qua 50 ca rò xoang lê. Nội san Tai Mũi Họng, 2, 15-18.
4. Lê Minh Kỳ (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học nang và rò mang bẩm sinh vùng cổ bên, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Hà Danh Đạo (2011). Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá giá trị của phương pháp phẫu thuật lấy bỏ đường rò xoang lê có bơm xanh methylen xuôi dòng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Y Hà Nội.
6. Nicoucar K., Giger R. et al (2009). Management of congenital fourth branchial arch anomalies: a review and analysis of published cases. Journal of Pediatric Surgery, vol. 44, pp: 1432 - 1439.
7. Sun J. Y, Berg E. E, McClay J.E (2014). Endoscopic cauterization of congenital pyriform fossa sinus tracts. An 18-year experience. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg, 140(2), 112-117.
8. Wong P.Y, Moore A., Daya H. (2014). Management of third branchial pouch anomalies – An evolution of a minimally invasive technique. Int. J. Pediatr. Otorhinolaryngol. 78, 493-498.