KẾT QUẢ PHẪU THUẬT MỘT THÌ BẰNG ĐƯỜNG SAU TRỰC TRÀNG ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT HẬU MÔN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Hoàng Long 1,, Nguyễn Thị Mai Phương 2, Bùi Đức Hậu1, Phạm Duy Hiền 1, Nguyễn Hoàng Thanh 3
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Nhi Thái Bình
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị tật hậu môn trực tràng là dị tật không có lỗ hậu môn. Ngày nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam xu thế phẫu  thuật 1 thì đang được áp dụng rộng rãi để điều trị với dị tật hậu môn trực tràng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật một thì bằng đường sau trực tràng điều trị dị tật hậu môn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 41 bệnh nhân được chẩn đoán là hậu môn tiền đình đã được phẫu thuật điều trị bằng đường sau trực tràng một thì tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đánh giá kết quả phẫu thuật thông qua: Thời gian mổ; thời gian phục hồi lưu thông tiêu hóa sau mổ; đánh giá kết quả sau mổ theo tiêu chuẩn Krickenbec. Kết quả: Thời gian thực hiện phẫu thuật trung bình là 84,2 ± 17,2 phút, ngắn nhất là 60 phút và dài nhất là 120 phút. Thời gian có trung tiện sau mổ của bệnh nhi, trung bình là 1,2±0,6 ngày, ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 4 ngày. Kết quả đại tiện chung đạt loai tốt cao: 92,7% không bị són phân trong đó có 26,8% són phân độ 1. Kết luận: Khả năng đại tiện của bệnh nhân được cải thiện tốt sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Ngoại Nhi Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Ngoại nhi lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. 2018.
2. Peña Alberto. Posterior sagittal anorectoplasty: results in the management of 332 cases of anorectal, malformations. Pediatric surgery international. 1988;3(2-3):94-104.
3. Nguyễn Thanh Liêm, Trần Anh Quỳnh, Phạm Duy Hiển. Điều trị dị tật hậu môn trực tràng bằng phẫu thuật một thì qua đường sau trực tràng giữ nguyên cơ thắt ở sơ sinh. Thông tin y dược. 2006; Chuyên đề phẫu thuật nhi:2-4.
4. Đào Trung Hiếu, Huỳnh Công Tiến, Tạ Huy Cần, Huỳnh Thị Phương Anh, Nguyễn Tiến Thành. Phẫu thuật một thì điều trị dị dạng hậu môn trực tràng thể cao và trung gian ở trẻ sơ sinh. Y học TP Hồ Chí Minh. 2011;2:11-17
5. Nguyễn Thanh Liêm, Bùi Đức Hậu. Đánh giá kết quả lâu dài điều trị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và trung gian bằng kĩ thuật tạo hình hậu môn trực tràng đường sau trực tràng cải tiến. Tạp chí y học thực hành. 2001;391:273 – 276.
6. Negm MA, Arafa MA, Elshimy KM. Short-term outcome of one-stage sphincter-saving anterior sagittal anorectoplasty in vestibular and perineal fistulae in female infants. The Egyptian Journal of Surgery. 2020;39(1):199.
7. Trần Anh Quỳnh. Nghiên cứu ứng dùng và đánh giá kết quả điều trị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và ổ nhớp bằng phẫu thuật nội soi. Luận án tiến sỹ y học. 2017; Học viện quân y.
8. England R.J., Warren S.L., Bezuidenhout L., et al. Laparoscopic repair of anorectal malformations at the Red Cross War Memorial Children's Hospital: taking stock. J Pediatr Surg. 2012;47:565 – 570
9. Nguyen Thanh Liem, Tran Anh Quynh. One stage operation through modified posterior sagittal approach preserving the sphincter intact for anal agenesis with rectovestibular fistula. Journal of Pediatric Surgery. 2015;50:634-637.