KẾT QUẢ SAU MỞ KHÍ QUẢN CHO BỆNH NHÂN COVID-19 NGUY KỊCH TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC NGƯỜI BỆNH COVID-19 TRỰC THUỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị và các biến chứng sau mở khí quản ở bệnh nhân COVID-19 nguy kịch. Phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân COVID-19 nguy kịch tại Trung tâm Hồi sức Tích cực Người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2021 đến 10/2021. Kết quả: Tổng số 17 bệnh nhân, 64,7% (11/17) là nữ giới và 70,1% (12/17) ≥50 tuổi. Bệnh lý phối hợp bao gồm tăng huyết áp (41,2%; 7/17) và đái tháo đường (35,3%; 6/17). Hầu hết bệnh nhân (70,6%; 12/17) được mở khí quản muộn và chỉ có 5/17 (29,4%) được mở khí quản sớm. Kỹ thuật mở khí quản là mổ mở (17/17; 100%). Nhân viên y tế được bảo hộ bằng phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE), khẩu trang N95 và kính chắn giọt bắn (100%; 17/17) và không có nhân viên y tế nào bị lây nhiễm COVID-19. Biến chứng sau mở khí quản bao gồm tuột canuyn (1/17; 5,9%) và tràn khí dưới da (1/17; 5,9%). Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân là 70,1% (12/17). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân COVID-19 nguy kịch được mở khí quản có độ tuổi trung bình khá cao. Bệnh lý phối hợp phổ biến bao gồm tăng huyết áp và đái tháo đường. Biến chứng sau mở khí quản rất ít, nhưng tỷ lệ tử vong trong bệnh viện do mọi nguyên nhân lại rất cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, mở khí quản
Tài liệu tham khảo
2. Williams T. và McGrath B. A. (2021). Tracheostomy for COVID-19: evolving best practice. Critical Care, 25 (1), 316.
3. Pauli N., Eeg-Olofsson M. và Bergquist H. (2021). Tracheotomy in COVID-19 patients: A retrospective study on complications and timing. Laryngoscope Investig Otolaryngol, 6 (3), 446-452.
4. World Health Organization (WHO) (2020). Public health surveillance for COVID-19: interim guidance., WHO, , September 22.
5. World Health Organization (WHO) (2021). Therapeutics and COVID-19: living guideline, WHO, , September 22.
6. Zhang X., Huang Q., Niu X. et al. (2020). Safe and effective management of tracheostomy in COVID-19 patients. Head Neck, 42 (7), 1374-1381.
7. Avilés-Jurado F. X., Prieto-Alhambra D., González-Sánchez N. et al. (2021). Timing, Complications, and Safety of Tracheotomy in Critically Ill Patients With COVID-19. JAMA Otolaryngology–Head & Neck Surgery, 147 (1), 41-48.
8. Wang J., Zhou M. và Liu F. (2020). Reasons for healthcare workers becoming infected with novel coronavirus disease 2019 (COVID-19) in China. J Hosp Infect, 105 (1), 100-101.
9. Battaglini D., Missale F., Schiavetti I. et al. (2021). Tracheostomy Timing and Outcome in Severe COVID-19: The WeanTrach Multicenter Study. J Clin Med, 10 (12), 2651.
10. Umeh C., Tuscher L., Ranchithan S. et al. (2022). Predictors of COVID-19 Mortality in Critically Ill ICU Patients: A Multicenter Retrospective Observational Study. Cureus, 14 (1), e20952.