ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN ĐỎ DA TOÀN THÂN BẰNG METHOTREXATE

Phạm Thị Nga 1,, Đặng Văn Em 2, Lê Hữu Doanh 3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng Methotrexate tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 01/01/2017 đến 30/06/2019. Đối tượng và phương pháp: phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng tự so sánh trước sau. 112 bệnh nhân, trong đó có 30 bệnh nhân vảy nến đỏ da toàn thân không có chống chỉ định dùng Methotrexate và 30 người khỏe mạnh tương đồng về tuổi và giới. Kết quả: Nam chiếm 87,2%, nữ chiếm 12,8%. Triệu chứng lâm sàng: đỏ da 94,6%, bong vảy 98,2%, ngứa 89,3%, phù nề 31,3%, dày sừng lòng bàn chân tay 4,5%, mệt mỏi 38,4%. Methotrexte có hiệu quả điều trị bệnh VNĐDTT: Tốt 50%, khá 30%, vừa 13,33% và kém 6,67% sau 3 tháng điều trị. Trong đó, giảm PASI 67,7% và PASI-90: 3,34%, PASI-75: 40% và PASI-50: 43,33%. Kết quả điều trị không liên quan với giới tính, tuổi đời và tuổi bệnh. Các triệu chứng mệt mỏi, nôn và buồn nôn tăng dần theo thời gian điều trị sau 12 tuần: mệt mỏi 63,3%, nôn và buồn nôn: 33,3%. Kết luận: điều trị vảy nến đỏ da toàn thân bằng Methotrexate cho kết quả tốt và không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Em. (2013). Bệnh vảy nến: Sinh bệnh học và chiến lược điều trị. NXB Y học: 23-57.
2. Collins P, Rogers S (1992). The efficacy of methotrexate in psoriasis – a review of 40 cases. Clin Exp Dermatol; 17(4):257–260.
3. Haustein UF, Rytter M (2000). Methotrexate in psoriasis: 26 years’ experience with low-dose long-term treatment. J Eur Acad Dermatol Venereol. ;14(5):382–388.
4. Khaled A, Ben Hamida M, Zeglaoui F, et al. (2012). Traitement du psoriasis par méthotrexate à des biothérapies: étude chez 21 patients tunisiens; Thérapie;67(1): 49-52.
5. Rosenbach M, Hsu S, Korman NJ, et al. (2010). Treatment of erythrodermic psoriasis: from the medical board of the National Psoriasis Foundation. J Am Acad Dermatol, 62(4): 655–662.
6. Singh RK, Lee KM, Ucmak D, et al. (2016). Erythrodermic psoriasis: pathophysiology and current treatment perspectives. Psoriasis: Targets and Therapy. 6: 93-104.
7. Van Dooren-Greebe RJ, Kuijpers AL, Mulder J et al (1994). Methotrexate revisited: effects of long-term treatment in psoriasis. Br J Dermatol. 1994;130(2): 204–210.