ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Công Trình 1,
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu NC: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các tổn thương lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ có chồng tuổi 18-49 và đánh giá kết quả điều trị tổn thương lộ tuyến cổ tử cung. PPNC: can thiệp không đối chứng. Kết quả: 86,6% người bệnh có tiền sử nạo hút thai hoặc sảy thai; 43,3% có tiền sử viêm âm đạo; 45,8% có tiền sử viêm cổ tử cung. 90% người bệnh có triệu chứng là khí hư; nguyên nhân gây viêm âm hộ, âm đạo chủ yếu là do vi khuẩn Gr+ với tỷ lệ là 70%. Đặt thuốc khỏi hoàn toàn đạt 72,6%; đốt diệt tuyến, tỷ lệ khỏi hoàn toàn đạt 92% . Kết luận: Người bệnh có các tổn thương lộ tuyến CTC có kiến thức về sức khỏe sinh sản kém. Hiệu quả của phương pháp Laser CO2 trong điều trị tổn thương lộ tuyến CTC là 92%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hoài Chương (2013). Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 5(868), 66-69.
2. Trần Thị Liên Hương và Lê Hồng Cẩm (2014). Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18-60 tuổi tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khách Hòa. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 18(1), 1-7.
3. Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển và Nguyễn Viết Tiến (2015). Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại một số công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014. Tạp chí Y học dự phòng, tập 25, 18(168), 319-325.
4. Ninh Văn Minh và Nguyễn Trung Kiên (2013). Viêm đường sinh dục dưới do nhiễm Clamydia trachomaits ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Trường Đại học Y Thái Bình. Tạp chí Y học thực hành, 5(869), 165-169.
5. Hoàng Sỹ Vượng (2016). Nghiên cứu soi cổ tử cung kết hợp với thinpreppaptest trong sàng lọc, điều trị các tổn thương lành tính cổ tử cung tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Thái Bình
6. Consul S., Agrawal A., Sharma H., et al (2012), Comparative study of effectiveness of Pap smear versus visual inspection with acetic acid and visual inspection with Lugol's iodine for mass screening of premalignant and malignant lesion of cervix, Indian J Med Paediatr Oncol, 33(3), pp.161-165.