VIÊM TỤY CẤP NẶNG DO TĂNG TRIGLYCERIDE ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP VỚI LỌC MÁU HẤP PHỤ - BÁO CÁO CA BỆNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm tụy cấp (VTC) là bệnh lý cấp cứu nội khoa nặng thường thấy ở khoa cấp cứu. Nó thường liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ rối loạn chức năng đa cơ quan. Viêm tụy cấp làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong, do tính chất cấp tính của tình trạng viêm quá mức này nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn khi điều trị không hiệu quả. Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu có xu hướng ngày càng tăng hơn so với những nguyên nhân khác. Tỷ lệ biến chứng suy đa tạng và SIRS kéo dài tăng theo nồng độ triglyceride máu ở bệnh nhân viêm tụy cấp. Nồng độ triglyceride máu > 1000 mg/dL (11.2 mmol/L) nên được cân nhắc là nguyên nhân của viêm tụy cấp. Có nhiều phương pháp để loại bỏ triglyceride: Lọc kép, lọc hấp phụ, tách bỏ huyết tương, thay huyết tương. Chúng tôi báo cáo ca lâm sàng bệnh nhân nam 32 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp mức độ nặng do tăng triglyceride kèm biến chứng suy đa tạng (tổn thương thận cấp, suy hô hấp), nhiễm toan ceton được điều trị thành công bằng kỹ thuật lọc máu hấp phụ màng lọc resin với quả lọc HA330.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm tụy cấp, tăng triglyceride, lọc máu hấp phụ
Tài liệu tham khảo
2. Berglund L, Brunzell JD, Goldberg AC, et al. Evaluation and Treatment of Hypertriglyceridemia: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline. The Journal of Clinical Endocrinology &Metabolism. 2012;97(9):2969-2989.
3. Li Z, Wang G, Zhen G, Zhang Y, Liu J, Liu S. Effects of hemodialysis combined with hemoperfusion on severe acute pancreatitis. The Turkish journal of gastroenterology: the official journal of Turkish Society of Gastroenterology. 2018; 29(2):198-202.
4. Gubensek J, Buturović-Ponikvar J, Marn-Pernat A, et al. Treatment of hyperlipidemic acute pancreatitis with plasma exchange: a single-center experience. Therapeutic apheresis and dialysis: official peer-reviewed journal of the International Society for Apheresis, the Japanese Society for Apheresis, the Japanese Society for Dialysis Therapy. 2009;13(4):314-317.
5. Oland GL, Hines OJ. New guidelines for the treatment of severe acute pancreatitis. Hepatobiliary surgery and nutrition. 2022; 11(6):913-916.
6. Li MQ, Shi ZX, Xu JY, et al. Hemodiafiltration combined with resin-mediated absorption as a therapy for hyperlipidemic acute pancreatitis. Cell biochemistry and biophysics. 2014;69(3):699-702.
7. Wang YT, Fu JJ, Li XL, Li YR, Li CF, Zhou CY. Effects of hemodialysis and hemoperfusion on inflammatory factors and nuclear transcription factors in peripheral blood cell of multiple organ dysfunction syndrome. European review for medical and pharmacological sciences. 2016;20(4):745-750.
8. Lowenfels AB, Maisonneuve P, Sullivan T. The changing character of acute pancreatitis: epidemiology, etiology, and prognosis. Current gastroenterology reports. 2009;11(2):97-103.