ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ CẮN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2022

Nguyễn Đình Tuyến1,, Hồ Kim Đức 1
1 Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở trẻ em, bị rắn độc cắn thường có triệu chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao. Trường hợp bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là một cấp cứu nội khoa; đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn ở trẻ em tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trẻ nhập viện tại Khoa hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ 01/2020 đến 12/2022. Kết quả: Gồm 81 trường hợp, tuổi hay gặp trên 6, trung bình 9,9 ± 3,8 tuổi; nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng tại chỗ gồm: móc độc, đau, sưng tại chỗ (>90%), chảy máu tại chỗ 13,5%; bầm tím 65,4%; bóng nước 21%; hoại tử 3,7%; nhiễm trùng 25,9%. Vị trí vết cắn ở chân 77,4%; Chảy máu chân răng 5%, chảy máu cam 5%. Bạch cầu tăng ở nhóm nặng; 21% PT kéo dài; 19,8% INR tăng; 16% aPTT kéo dài; 22,2% rối loạn đông máu; Các biện pháp sơ cứu như đắp thuốc 29,6%, bất động bằng nẹp 18,5%, garrot 11%, rửa vết thương 60,5%. Dùng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) 53,1%; truyền 2 lần 4,65%; 3 lần 2,32%. Tổng số lọ HTKNR từ 4-6 34,6%; 90,7% truyền trong 24 giờ kể từ khi bị rắn cắn; 80,2% bệnh nhân dùng kháng sinh. Thời gian nằm viện trung bình là 5,38 ± 3,25 ngày; không có biến chứng và tử vong. Kết luận: Triệu chứng tại chỗ chủ yếu là móc độc, đau, sưng. Vết cắn đa số ở bàn chân; tỉ lệ chảy máu ít. Rối loạn đông máu ở nhóm trung bình- nặng, bạch cầu tăng nhóm nặng. Đắp thuốc nam, garrot làm tăng nguy cơ nặng; bất động bằng nẹp, rửa vết thương là yếu tố làm giảm độ nặng. HTKNR sử dụng hiệu quả nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt trong 6 giờ đầu kể từ lúc bị rắn cắn; đa số cần dùng kháng sinh. Thời gian nằm viện ngắn, không có biến chứng và tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anil K H, Mallesh Kariyappa, Vinutha G. N (2017), “Clinico-epidemiological profile of snake bite in children in a tertiary care centre: a hospital based study”, International journal of contemporary pediatrics, 2018 January,5(1), pp. 124-128.
2. Trần Đình Điệp (2011), “Đặc điểm dịch tể, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 từ năm 2005 đến 2010”, Luận văn thạc sĩ Nhi khoa, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Thị Thùy Linh (2016) "Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20 (4), tr.79-86.
4. Meryem Essafti, Mohamed Fajri, Chadi Rahmani, Sihami Abdelaziz, Youssef Mouaffak, Said Younous (2022), “Snakebite envenomation in children: An ongoing burden in Morocco”, Annals of Medicine and Surgery Volume 77, May 2022.
5. Nguyễn Thành Nam (2020), “Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhi bị rắn cắn nhập cấp cứu nhi bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang từ năm 2015 đến năm 2019”, BV Đa Khoa Tiền Giang. Truy cập ngày 09/12/2022, từ http://benhvientiengiang.vn/chi-tiet-tin/?/-anh-gia-ket-qua-ieu-tri-o-benh-nhi-bi-ran-can-nhap-cap-cuu-nhi-benh-vien-a-khoa-trung-tam-tien-giang-tu-nam-2015-en-nam-2019/31374528.
6. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhi bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.252-259
7. Mã Tú Thanh, Phạm Văn Quang (2017) "Đánh giá kết quả điều trị đặc hiệu huyết thanh kháng nọc rắn lục tre tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 21 (4), tr.96-104.
8. Usman A Sanni,corresponding author Taslim O Lawal,1 Tawakaltu L Musa,1 Abdurrazzaq Alege, (2021), “Prevalence and Outcome of Snake Bites Among Children Admitted in the Emergency Pediatric Unit, Federal Medical Centre, Birnin Kebbi, Nigeria”, Cureus Journal of Medical Science, Published online 2021 Aug 24.