ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP CỔ CHÂN BẰNG PHẪU THUẬT HÀN KHỚP CỔ CHÂN DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA NỘI SOI

Nguyễn Thành Tấn 1,, Lý Tuyết Nhi1
1 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến các xương cọ vào nhau khi di chuyển, kèm với phản ứng viêm nên gây đau, cứng, hạn chế tầm vận động và các triệu chứng khác cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sụn mà còn có thể gây tổn thương xương, dây chằng, gân xung quanh khớp.  Trong hơn hai thập kỷ qua, hàn khớp cổ chân qua nội soi đã trở thành một phương pháp thay thế khả thi cho mổ hở và đã cho kết quả đáng khích lệ. Các ưu điểm chính của hàn khớp qua nội soi là giảm đau sau mổ, giảm lượng máu mất và thời gian nằm viện ngắn hơn. Tuy nhiên, tại Cần Thơ chưa có nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá kết quả của phương pháp điều trị này. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị thoái hóa khớp cổ chân bằng phương pháp phẫu thuật hàn khớp cổ chân dưới sự hỗ trợ của nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đối với tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân và có chỉ định hàn khớp cổ chân qua nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ năm 2019 đến năm 2022. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm chung cũng như các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang và kết quả sau mổ. Kết quả: Nghiên cứu trên 11 bệnh nhân (6 nam/ 5 nữ) với độ tuổi trung bình là 59,09 ± 17,53 với nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân do bệnh lý chiếm đa số. Thời gian phẫu thuật trung bình 129,09 ± 38,91 phút. Mức độ đau theo thang điểm VAS cải thiện từ 6,64 ± 1,03 điểm trước mổ giảm xuống còn 1,18 ± 0,98 điểm sau mổ 6 tháng. Kết quả chức năng theo thang điểm AOFAS tăng từ 56,55 ± 12,63 điểm thời điểm trước mổ lên  82,55 ± 7,59 điểm tại thời điểm sau mổ 6 tháng. Tỉ lệ biến chứng sau mổ chiếm 18,2% (2 trong tổng số 11 bệnh nhân), do đó có 90,91% bệnh nhân đạt mức hài lòng và rất hài lòng. Kết luận: Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân cho thấy thời gian nằm viện, thời gian phẫu thuật được rút ngắn và ít xảy ra biến chứng sau mổ so với phương pháp mổ mở hàn khớp cổ chân. Kết quả ở tất cả bệnh nhân đều giảm đau đáng kể và có sự cải thiện về chức năng cổ bàn chân theo thang điểm AOFAS, hầu hết bệnh nhân đều hài lòng sau khi phẫu thuật

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zwipp, H., Rammelt, S., Endres, T., & Heineck, J. (2010), "High union rates and function scores at midterm followup with ankle arthrodesis using a four screw technique", Clinical orthopaedics and related research, 468(4), pp. 958–968
2. Winson IG, Robinson DE, Allen PE. (2005), “Arthroscopic ankle arthrodesis”, J Bone Joint Surg Br, 87(3), pp. 343–347
3. Piraino, J. A. and Lee, M. S. (2017), "Arthroscopic Ankle Arthrodesis: An Update", Clin Podiatr Med Surg. 34(4), pp. 503-514.
4. Haiqiang Suo, MM, Li Fu. (2020), “End-stage Ankle Arthritis Treated by Ankle Arthrodesis with Screw Fixation through the Transfibular Approach: A Retrospective Analysis”. Orthopaedic Surgery.
5. Gowda BN, Kumar JM. (2012), “Outcome of ankle arthrodesis in posttraumatic arthritis” Indian Journal of Orthopaedics.
6. Woo, B. J., et al. (2020), "Clinical outcomes comparing arthroscopic vs open ankle arthrodesis", Foot Ankle Surg. 26(5), pp. 530-534.