KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CORTICOSTEROID TRONG BỆNH LÝ VIÊM NÃO TỰ MIỄN DO KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ N-METHYL-D-ASPARTATE TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Võ Hồng Khôi 1,2,3,, Phan Văn Toàn 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị của corticosteroid trong bệnh lý viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (viêm não kháng thể kháng NMDAR). Đối tượng nghiên cứu: 40 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm não kháng thể kháng NMDAR trong thời gian từ 01/2020 – 11/2022 tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân viêm não kháng thể kháng NMDAR được điều trị ban đầu bằng corticosteroid, trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thì kết hợp với các liệu pháp miễn dịch khác bao gồm thay thế huyết tương và/hoặc liệu pháp miễn dịch bậc 2 sử dụng rituximab, cyclophosphamid. Bệnh nhân được đánh giá có kết quả điều trị tốt nếu điểm Rankin sửa đổi lúc ra viện (mRS) ≤ 2 và kết quả điều trị không tốt nếu điểm mRS lúc ra viện > 2. Sau đó chúng tôi đánh giá kết quả của liệu pháp điều trị corticosteroid. Kết quả: Trong 40 bệnh nhân nghiên cứu, nữ giới chiếm đa số (72,5%) với tỷ lệ nam/nữ là 1/2,64 và tuổi trung bình là 33,25 ± 15,01. Tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch, trong đó 16 bệnh nhân (40%) điều trị corticosteroid đơn độc, 24 bệnh nhân (60%) điều trị kết hợp corticosteroid với liệu pháp miễn dịch khác. Tại thời điểm ra viện, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt (47,5%) tương đương với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị không tốt (52,5%). 87,5% số bệnh nhân đáp ứng với điều trị corticosteroid đơn độc đạt kết quả điều trị tốt, trong khi chỉ có 20,8% số bệnh nhân không đáp ứng với điều trị corticosteroid đơn độc đạt kết quả tương tự. Trong 16 bệnh nhân được điều trị liệu pháp corticosteroid đơn độc, có 11 bệnh nhân nữ (68,75%) và 5 bệnh nhân nam (31,25%), tỷ lệ kết quả điều trị tốt và không tốt ở đối tượng nữ giới lần lượt là 90,9% và 9,1%, ở đối tượng nam giới lần lượt là 60% và 40%; không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa hai giới với p = 0,214. Kết luận: Qua nghiên cứu kết quả điều trị của liệu pháp corticosteroid trong bệnh lý viêm não kháng thể kháng NMDAR, chúng tôi nhận thấy có 47,5% số đối tượng đạt kết quả tối và 52,5% đạt kết quả không tốt. 87,5% số bệnh nhân đáp ứng với điều trị corticosteroid đơn độc đạt kết quả điều trị tốt, trong khi chỉ có 20,8% số bệnh nhân không đáp ứng với điều trị corticosteroid đơn độc đạt kết quả tương tự.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dalmau J, Graus F. Antibody-Mediated Encephalitis. N Engl J Med. Mar 1 2018;378(9): 840-851. doi:10.1056/NEJMra1708712
2. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet Neurology. 2008;7(12):1091-1098. doi:10.1016/s1474-4422(08)70224-2
3. Abboud H, Probasco JC, Irani S, et al. Autoimmune encephalitis: proposed best practice recommendations for diagnosis and acute management. J Neurol Neurosurg Psychiatry. Jul 2021;92(7):757-768. doi:10.1136/jnnp-2020-325300
4. Titulaer MJ, McCracken L, Gabilondo I, et al. Treatment and prognostic factors for long-term outcome in patients with anti-NMDA receptor encephalitis: an observational cohort study. The Lancet Neurology. 2013;12(2):157-165. doi:10.1016/s1474-4422(12)70310-1
5. Mo Y, Wang L, Zhu L, et al. Analysis of Risk Factors for a Poor Prognosis in Patients with Anti-N-Methyl-D-Aspartate Receptor Encephalitis and Construction of a Prognostic Composite Score. J Clin Neurol. Jul 2020;16(3):438-447. doi:10.3988/jcn.2020.16.3.438
6. Wang Y, Zhang W, Yin J, et al. Anti-N-methyl-d-aspartate receptor encephalitis in children of Central South China: Clinical features, treatment, influencing factors, and outcomes. J Neuroimmunol. Nov 15 2017;312:59-65. doi:10.1016/j.jneuroim.2017.09.005