TỶ LỆ XẢY RA CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG TRONG LÚC LỌC MÁU TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT: NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ HỒI CỨU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: tìm hiểu tỷ lệ xảy ra các tai biến, biến chứng ở bệnh nhân lọc máu cấp cứu và chu kỳ tại bệnh viện Thống Nhất, TP. HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: 62,880 ca lọc máu cấp cứu và chu kỳ tại Khoa Thận – Lọc máu, BV Thống Nhất với độ tuổi trung bình 70,47±14,42 trong khoảng thời gian từ tháng 1/1/2020 đến tháng 31/12/2022. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, đoàn hệ hồi cứu. Kết quả: Tỷ lệ xảy ra tai biến, biến chứng trong lúc lọc máu tính chung cả 03 năm, năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 0,619%, 0,756%, 0,627% và 0,502% (p> 0,05). Đặc điểm các ca xảy ra tai biến, biến chứng lớn tuổi (70,47±14,42), 84,32% BN là lọc máu chu kỳ, 40,36% đang lọc máu qua catheter, xảy ra vào giờ thứ 3 (24,94%) và giờ thứ 4 (36,50%). Biến chứng hạ huyết áp và đông màng lọc ở các ca lọc máu không dùng kháng đông với tỷ lệ lần lượt là 0,256% và 0,148%. Trong số những ca xảy ra biến chứng 63,50% bệnh nhân vẫn tiếp tục lọc máu được, 10,03% phải ngưng lọc máu do tình trạng nặng. Tỷ lệ biến chứng ngưng tim ngưng thở, tử vong ngay trong lọc lần lượt là 1,54% và 0,77%. Kết luận: Các tai biến, biến chứng xảy ra trong lọc máu cấp cứu và chu kỳ tại Khoa Thận – Lọc máu BV Thống Nhất trong thời gian 03 năm (2020-2022) chiếm tỷ lệ 0,619%. Thường gặp nhất là hạ huyết áp và đông màng lọc ở các ca lọc máu không dùng kháng đông. Thường xảy ra vào giờ thứ 4; 63,50% bệnh nhân được xử trí ổn và tiếp tục lọc máu. Cần có nghiên cứu tiếp theo về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ xảy ra tai biến và biện pháp giảm tỷ lệ xảy ra các biến cố này.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Quy trình Thận nhân tạo số 2-21 của BVTN năm 2020, sửa đổi lần 2 năm 2022- ISO 9001: 2015.
3. Holley (2006). JLJNn, issues. A descriptive report of errors and adverse events in chronic hemodialysis units. 20(12):57-8, 60.
4. Islam F, Siddiqui FA, Sabir S, et al. (2017). “Frequencies of acute intra-dialytic complications: a single centre experience”.67(2), 253-58.
5. Ali M, Ejaz A, Iram H, Solangi SA, Junejo AM,. (2021). “Frequency of intradialytic complications in patients of end-stage renal disease on maintenance hemodialysis”. Solangi SAJC.13(1).
6. Bregman H, Daugirdas J, Ing T. (1994). Complications during hemodialysis. Handbook of dialysis (Daugir das JT, Ing TS), 149-155. Little Brown, Boston, New York, Tronto.
7. Kuipers J, Verboom LM, Ipema KJ, et al. (2019). “The prevalence of intradialytic hypotension in patients on conventional hemodialysis: a systematic review with meta-analysis”.49(6). 497-506.
8. Prabhakar, Singh RG, Singh S, Rathore SS, Choudhary TA. (2015). “Spectrum of intradialytic complications during hemodialysis and its management: a single-center experience”. Saudi J Kidney Dis Transpl. 26(1). 168-72.