KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH AMIKACIN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Nguyễn Thanh Tâm 1,, Đặng Trần Quang Phụng 1, Phạm Hồng Thắm 2
1 Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai
2 Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Amikacin là kháng sinh trong nhóm aminoglycosid được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn Gram âm nặng. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng amikacin và đánh giá tính phù hợp, độc tính trên thận của việc sử dụng kháng sinh amikacin. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 288 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân (BN) trên 18 tuổi và có sử dụng amikacin ít nhất 3 ngày từ 01/06/2020 đến 30/12/2020 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của BN bao gồm các đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm vi sinh, đặc điểm sử dụng amikacin, độc tính trên thận, yếu tố ảnh hưởng đến độc tính thận. Kết quả: Tuổi trung bình là 63,39 ± 16,39 tuổi, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 56,25%. Trung vị cân nặng là 52 kg, trung vị của BMI là 21,05 kg/m2, tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm chức năng thận 40,62%. Nhiễm khuẩn niệu chiếm phần lớn với tỷ lệ 30,72%, tần suất gặp vi khuẩn Gram âm chiếm phần lớn 82,63%, vi khuẩn E.coli là tác nhân gây bệnh gặp nhiều nhất chiếm 33,96%, tiếp đến là K. pneumoniae chiếm 23,58%, A. baumannii 9,43% và P. aeruginosa 7,55%. Amikacin được chỉ định trong phác đồ điều trị thay thế với tỷ lệ 62,80%, 98,30% dùng trong phác đồ kết hợp trong đó amikacin phối hợp carbapenem chiếm 48,63%. Chủ yếu amikacin sử dụng chế độ liều ODD, với mức liều 750 mg/ngày chiếm 57,29%, liều trung bình tính là 13,20 ± 3,89 (mg/kg/ngày). Có 12,84% bệnh nhân xuất hiện độc tính trên thận. Kết luận: Amikacin được lựa chọn sử dụng chủ yếu khi điều trị thất bại ở lần đầu. Do vậy, cần tăng cường giám sát tính kháng thuốc và xác định giá trị MIC của amikacin cũng như theo dõi chức năng thận của bệnh nhân khi dùng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2015), Dược Thư Quốc Gia Việt Nam, amikacin, trang 176-179.
2. Ngô Nguyên Nhật Anh, et al (2021), “Khảo sát việc sử dụng kháng sinh amikacin tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 25(4) trang 139-145.
3. Nguyễn Sử Minh Tuyết, et al., (2009), “Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13(6), trang 295-300.
4. David L. Paterson; Jennifer M. B. Robson; Marilyn M. Wagener (1998). Risk factors for toxicity in elderly patients given aminoglycosides once daily, 13(11), pp. 735–739.
5. Laurence L. Brunton, Randa Hilal-Dandan, Bjorn C. Knollmann., “Aminoglycoside, in Goodman and Gilman's - The pharmacological baisis of therapeutics”, Mc Graw Hill Educaion, California, pp. 2900-2926.
6. Lopes J. A., Jorge S. (2013), " The RIFLE and AKIN classifications for acute kidney injury: a critical and comprehensive review & quot; Clinical Kidney Journal, 6(1), pp. 8-14.
7. Roger, C., Louart, B., Elotmani, L. et al. An international survey on aminoglycoside practices in critically ill patients: the AMINO III study. Ann. Intensive Care 11, 49 (2021).
8. Sawyers, C. L.; Moore, R. D.; Lerner, S. A.; Smith, C. R. (1986). “A Model for Predicting Nephrotoxicity in Patients Treated with Aminoglycosides”, Journal of Infectious Diseases, 153(6), pp. 1062-1068.