TẦN SUẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ THOÁI HÓA KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ té ngã và đặc điểm té ngã ở người cao tuổi có thoái hóa khớp gối (THKG) tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện trên 636 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) đến khám tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành hai nhóm có THKG và không THKG, được khảo sát đồng thời về nhân trắc học, bệnh mạn tính, thuốc đang dùng, tiền căn và đặc điểm té ngã (tần suất, cơ chế, hoạt động lúc té ngã và chấn thương trong lúc té) trong 12 tháng qua. Kết quả: Bệnh nhân THKG có tỉ lệ té ngã và tỉ lệ té ngã tái phát cao hơn so với nhóm không THKG (23,3% so với 16,7%, p = 0,037 và 14,2% so với 3,5%, p < 0,001, theo thứ tự tương ứng), trong khi đó tỉ lệ té ngã mới thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm (9,1% so với 13,2%, p = 0,102). Bệnh nhân THKG chủ yếu té ngã do cơ chế mất thăng bằng (47,3% so với 18,9%, p < 0,001 ) và nguy cơ gãy xương do té ngã trong nhóm này cao hơn nhóm không THKG (25,7% so với 13,2%, p = 0,016). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, tình trạng đa bệnh, hoạt động lúc té ngã ở những bệnh nhân có và không có THKG. Kết luận: Người cao tuổi THKG có tỉ lệ té ngã và té ngã tái phát cao hơn so với nhóm không THKG. Bệnh nhân THKG té ngã chủ yếu là do mất thăng bằng và tăng nguy cơ gãy xương khi té ngã.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
té ngã, thoái hóa khớp gối, người cao tuổi.
Tài liệu tham khảo
2. SR Lord C Sherrington, HB Menz (2003), Falls in Older People: Risk Factors and Strategies for Prevention. BMJ Publishing Group Ltd.
3. Gottschalk Sophie, König Hans-Helmut, Schwenk Michael, et al. (2020), "Mediating factors on the association between fear of falling and health-related quality of life in community-dwelling German older people: a cross-sectional study". BMC Geriatrics, 20 (1), pp.401.
4. Thibaud Marie, Bloch Frédéric, Tournoux-Facon Caroline, et al. (2012), "Impact of physical activity and sedentary behaviour on fall risks in older people: a systematic review and meta-analysis of observational studies". European Review of Aging Physical Activity, 9 (1), pp.5-15.
5. Tasci Bozbas Gulnur, Sendur Omer Faruk, Aydemir Ali Hakan (2017), "Primary knee osteoarthritis increases the risk of falling". Journal of back musculoskeletal rehabilitation, 30 (4), pp.785-789.
6. Doré A. L., Golightly Y. M., Mercer V. S., et al. (2015), "Lower-extremity osteoarthritis and the risk of falls in a community-based longitudinal study of adults with and without osteoarthritis". Arthritis Care Res (Hoboken), 67 (5), pp.633-9.
7. van Schoor N. M., Dennison E., Castell M. V., et al. (2020), "Clinical osteoarthritis of the hip and knee and fall risk: The role of low physical functioning and pain medication". Semin Arthritis Rheum, 50 (3), pp.380-386.
8. Smith T O, Higson E, Pearson M, Mansfield M. (2018), "Is there an increased risk of falls and fractures in people with early diagnosed hip and knee osteoarthritis? Data from the Osteoarthritis Initiative.". Int J Rheum Dis, 21(6), 1193-1201.
9. Nevitt M C, Tolstykh I, Shakoor N, et al. (2016), "Symptoms of knee instability as risk factors for recurrent falls". Arthritis Care Res, 68(8), 1089-1097.