KẾT QUẢ CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Lê Văn Thành 1,, Hồ Văn Linh 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 594 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được phẫu thuật cắt gan tại khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 06/2017 đến tháng 01/2023. Trong đó, 446 trường hợp mổ mở và 148 trường hợp được mổ nội soi. Kết quả: Thời gian phẫu thuật/ lượng máu mất trong mổ của 2 nhóm mổ nội soi và mổ mở lần lượt là 190,2 ± 64,2 phút / 226,9 ± 150,4 ml và 144,5 ± 49,7 phút/ 281,9 ± 228,9 ml. Biến chứng chung sau mổ 19%, bệnh nhân được mổ nội soi có tỷ lệ biến chứng thấp hơn bệnh nhân mổ mở (14,18% so với 20,63% với p < 0,05). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 10,3 ± 4,5 ngày (9,3 ± 4,2 ngày so với 10,6 ± 4,5 ngày (p > 0,05)). Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 48,9 ± 1,8 tháng, tỷ lệ sống sau 1, 3, 5 năm lần lượt là 94,2%, 70,6%, 49,2%. Kích thước u > 5 cm là yếu tố tiên lượng thời gian sống sau mổ (45,3 ± 2,9 tháng so với 51,5 ± 2,2 tháng với p < 0,05). Kết luận: Cắt gan theo giải phẫu biện pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Kết quả gần sau mổ cũng như kết quả xa không có sự khác nhau giữa nội soi và mổ mở.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. IARC G (2020), "Cancer fact sheet: Liver caner incidence and mortality wordwide".
2. Bismuth H (1982), "Surgical anatomy and anatomical surgery of the liver", World journal of surgery, 6 (1), pp. 3-9.
3. Lu C-C, Chiu C-C, Wang J-J, et al (2014), "Volume–Outcome Associations after Major Hepatectomy for Hepatocellular Carcinoma: a Nationwide Taiwan Study", Journal of Gastrointestinal Surgery, 18 (6), pp. 1138-1145.
4. Takahara T, Wakabayashi G, Konno H, et al (2016), "Comparison of laparoscopic major hepatectomy with propensity score matched open cases from the National Clinical Database in Japan", Journal of Hepato‐Biliary‐Pancreatic Sciences, 23 (11), pp. 721-734.
5. Lee, S. Y., Ahn, C. S., Yoon, Y. I., Lee, S. G., et al (2020), "Long-term outcomes of liver resection for multiple hepatocellular carcinomas: Single-institution experience with 187 patients", Annals of Hepato-biliary-pancreatic Surgery, 24(4), 437-444.
6. Kluger M D, Salceda J A, Laurent A, et al (2015), "Liver resection for hepatocellular carcinoma in 313 Western patients: tumor biology and underlying liver rather than tumor size drive prognosis", Journal of hepatology, 62 (5), pp. 1131-1140.
7. Yoon Y-I, Kim K-H, Kang S-H, et al (2016), "Pure laparoscopic versus open right hepatectomy for hepatocellular carcinoma in patients with cirrhosis", Annals of surgery, 265 (5), pp. 856-863.
8. Xu H-w, Liu F, Li H-y, et al (2017), "Outcomes following laparoscopic versus open major hepatectomy for hepatocellular carcinoma in patients with cirrhosis: a propensity score-matched analysis", Surgical endoscopy, 32 (2), pp. 712-719.
9. Belghiti J, Balzan S, Farges O, et al (2005), "The “50-50 criteria” on postoperative day 5: an accurate predictor of liver failure and death after hepatectomy", Annals of surgery, 242 (6), pp. 824.
10. Haney, C. M., Studier-Fischer, A., Probst, P., Fan, et al (2021). "A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials comparing laparoscopic and open liver resection", HPB, 23(10), 1467-1481.