NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG GK1 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Trần Thị Tuyết Nhung 1, Trần Thị Tuyết Nhung 1, Phạm Xuân Phong 1,, Nguyễn Vĩnh Hưng 2, Vũ Bình Dương 3
1 Viện Y học Cổ truyền Quân đội
2 Bệnh viện E
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật thực nghiệm của viên nang GK1. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp được thực hiện theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon trên chuột nhắt trắng chủng Swiss. Độc tính bán trường diễn được đánh giá trên thỏ trắng chủng Newzealand White trong thời gian 60 ngày và thực hiện theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế về đánh giá hiệu lực và an toàn thuốc. Kết quả: Chưa xác định được LD50 của viên nang GK1 ở mức liều cao nhất có thể cho chuột uống (50g/kg thể trọng). Viên nang GK1 liều 0,15g/kg/24giờ và 0,45g/kg/24giờ, uống liên tục trong 60 ngày không làm ảnh hưởng đến tình trạng chung, mức độ tăng trọng lượng cơ thể của thỏ; các chỉ số huyết học như số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và nồng độ hemoglobin, các chỉ số đánh giá hủy hoại tế bào gan (nồng độ enzym AST, ALT), chức năng thận (nồng độ urê, creatinin) thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) giữa nhóm sử dụng thuốc và nhóm chứng. Hình ảnh mô bệnh học gan, thận và lách thỏ đều trong giới hạn bình thường ở các lô nghiên cứu. Kết luận: Viên nang GK1 không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và không làm thay đổi chức năng tạo máu, hủy hoại tế bào gan, chức năng thận và hình thái gan, thận, lách trên thỏ trắng thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. V. Jha, G. Garcia-Garcia, K. Iseki, Z. Li, S. Naicker, B. Plattner, et al. (2013). Global Kidney Disease 3 Chronic kidney disease: global dimension and perspectives. Lancet 2013; 382: 260–72, 260-72.
2. E. Yarnell (2012). Botanical Medicines Used for Kidney Disease in the United States. Iranian Journal of Kidney Diseases, 6(6).
3. Y. Zhong, Y. Deng, Y. Chen, P. Y. Chuang, and J. C. He (2013). Therapeutic use of traditional Chinese herbal medications for chronic kidney diseases. Kidney International, 6(84), 1108-1118.
4. Phạm Xuân Phong và Trần Thị Tuyết Nhung (2012). Đánh giá tác dụng bài thuốc "Bảo thận thang" thụt giữ đại tràng điều trị suy thận mạn giai đoạn I, II. Tạp chí Y học Việt Nam, 2, 125-128.
5. Phạm Xuân Phong (2015). Bước đầu đánh giá tác dụng của bài thuốc Bảo thận thang (T4) trên mô hình suy thận mạn, Y học Việt Nam, 435(1), 36-38.
6. Trịnh Khánh Linh, Trần Văn Cường, Hồ Anh Sơn (2019). Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết cây Hạ khô thảo nam – Blumea lacera (Bur.f.) trên chuột bị gây suy thận mạn bởi adenin, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 20-24.
7. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp Litchfield Wilcoxon, Phương pháp xác định độc tính của thuốc, Nhà xuất bản Y học, 101 - 112.
8. Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 355-376.
9. Bộ Y tế, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (2005). Quyết định về việc ban hành dược liệu chuyên môn, Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, số 141/QĐ-K2ĐT.
10. O. Alert (2005). Guidance for Industry Estimating the Maximum Safe Starting Dose in Initial Clinical Trials for Therapeutics in Adult Healthy Volunteers.