MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CALPROTECIN PHÂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHỈ SỐ HÓA SINH Ở BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT

Lê Thị Hương Lan 1,, Nguyễn Hải Yến 1
1 Bệnh viện Trung ương Thái nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu xác định mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm ruột. Nghiên cứu được thực hiện trên 34 bệnh nhân chẩn đoán xác định viêm  ruột (IBD) và 20 bệnh nhân viêm ruột kích thích. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Kỹ thuật nghiên cứu định lượng Calprotectin theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang trực tiếp trên máy Laison XL của Diansorin Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về nồng độ calprotectin trong phân với mức độ hoạt động bệnh của bệnh IBD, số lần đại tiện và mức độ phân máu với (p <0,001). Có mối liên quan giữa nồng độ calprotectin với phạm vi tổn thương đại tràng trên nội soi ở bệnh nhân IBD. Xét nghiệm Calprotectin có giá trị trong chẩn đoán bệnh IBD với điểm cắt 55,25mg/kg, độ nhạy 92,3%, độ đặc hiệu 75%. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,911, với p <0,01. Nồng độ Calprotectin trung bình ở nhóm có nồng độ CRP bất thường (≥ 5mg/L) là 175,8 ± 132,9 (mg/kg), cao hơn nhiều so với nồng độ Calprotectin trung bình ở nhóm có nồng độ CRP bình thường (57,19 ± 32,3 mg/kg). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: Nồng độ calprotectin trong phân có liên quan với mức độ bệnh, số lần đại tiện và tổn thương đại tràng trên nội soi.  Xét nghiệm Calprotectin có giá trị trong chẩn đoán bệnh IBD độ nhạy 92,3%, độ đặc hiệu 75% với điểm cắt 55,25mg/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Le Thi Kim Lien (2016), Clinical study, subclinical and endoscopic ultrasound images in patients with ulcerative colitis bleeding, Thesis Level II specialist doctor.
2. Lichtenstein GR, Loftus EV, Isaacs KL, Regueiro MD, Gerson LB, Sands BE. “ACG Clinical Guideline: Management of Crohn’s Disease in Adults” [published correction appears in Am J Gastroenterol. 2018 Jul;113(7):1101]. Am J Gastroenterol. 2018;113(4):481-517. Doi:10. 1038/ajg.2018.27.
3. Lin W et al. (2015), "Fecal calprotectin correlated with endoscopic remission for Asian inflammatory bowel disease patients", World journal of gastroenterology. 21(48), pp. 13566.
4. Lobaton T et al. (2013), "A new rapid test for fecal calprotectin predicts endoscopic remission and postoperative recurrence in Crohn's disease", J Crohns Colitis. 7(12), pp. e641-51.
5. Samant H et al. (2015), "Fecal calprotectin and its correlation with inflammatory markers and endoscopy in patients from India with inflammatory bowel disease", Indian Journal of Gastroenterology. 34(6), pp. 431-435.
6. Schoepfer A. M et al. (2013), "Fecal calprotectin more accurately reflects endoscopic activity of ulcerative colitis than the Lichtiger Index, C-reactive protein, platelets, hemoglobin, and blood leukocytes", Inflamm Bowel Dis. 19(2), pp. 332-41.
7. Rodgers A. D & Cummins A. G (2007), "CRP correlates with clinical score in ulcerative colitis but not in Crohn’s disease", Digestive diseases and sciences. 52(9), pp. 2063-2068.
8. Karoui S et al. (2011), "Correlation of C-reactive protein with clinical and endoscopic activity in patients with ulcerative colitis", Digestive diseases and sciences. 56(6), pp. 1801-1805.