VAI TRÒ CỦA NỒNG ĐỘ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG TRONG THEO DÕI ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI

Cao Thanh Ngọc 1,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của nồng độ Osteocalcin (OC), Beta-CrossLaps (β-CTX) huyết thanh trong theo dõi đáp ứng điều trị với Alendronate ở phụ nữ cao tuổi loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc được thực hiện trên 58 phụ nữ cao tuổi (≥ 60 tuổi) loãng xương được điều trị với Alendronate tại phòng khám Nội cơ xương khớp và phòng khám Lão khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Bệnh nhân được ghi nhận thông tin nhân khẩu học, xét nghiệm máu thường quy, nồng độ OC, β-CTX huyết thanh trước và sau 12 tuần điều trị Alendronate. Kết quả: Sau 12 tuần theo dõi, chúng tôi ghi nhận có 21 phụ nữ cao tuổi loãng xương trong tổng số 58 đối tượng nhận vào nghiên cứu đến tái khám đúng hẹn và có đủ kết quả xét nghiệm nồng độ Osteocalcin và β-CTX huyết thanh cả hai thời điểm trước và sau 12 tuần điều trị Alendronate đường uống với liều 70mg mỗi tuần kèm vitamin D và canxi theo liều khuyến cáo. Kết quả phân tích cho thấy, ở các đối tượng phụ nữ cao tuổi loãng xương sử dụng Alendronate, nồng độ Osteocalcin giảm 52,22 (33,08 – 52,99)% và chênh lệch so với trước điều trị là 10,4 (7,8-15,3) ng/ml với p <0,001. Tương tự, nồng độ β-CTX huyết thanh giảm 80 (70,00 – 81,37)%, chênh lệch trước và sau điều trị là 0,477 (0,374 – 0,500) ng/ml với p <0,001. Có 80,95% phụ nữ cao tuổi loãng xương đạt đáp ứng điều trị theo tiêu chí đánh giá nồng độ Osteocalcin huyết thanh dựa vào ngưỡng thay đổi tối thiểu có ý nghĩa (LSC). Có 90,48% phụ nữ cao tuổi loãng xương đạt đáp ứng điều trị theo tiêu chí đánh giá nồng độ β-CTX huyết thanh dựa vào ngưỡng thay đổi tối thiểu có ý nghĩa (LSC) và ngưỡng tham khảo ở phụ nữ tiền mãn kinh (RI). Kết luận: Ở phụ nữ cao tuổi loãng xương, nồng độ OC và β-CTX huyết thanh giảm đáng kể sau 12 tuần điều trị Alendroante. Sự thay đổi nồng độ OC và β-CTX huyết thanh là bằng chứng để chứng minh hiệu quả điều trị ngắn hạn cho người bệnh, góp phần tăng tuân thủ điều trị. Đồng thời, mức thay đổi nồng độ OC và β-CTX huyết thanh cũng giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá đáp ứng điều trị của người bệnh để kịp thời có các biện pháp can thiệp khi cần thiết.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Camacho PM, Petak SM, Binkley N, et al. American Association of Clinical Endocrinologists/American College of Endocrinology Clinical Practice Guidelines for the Diagnosis and Treatment of Postmenopausal Osteoporosis-2020 Update. Endocr Pract. 2020; 26(Suppl 1):1-46.
2. Eastell R, Pigott T, Gossiel F, Naylor KE, Walsh JS, Peel NFA. DIAGNOSIS OF ENDOCRINE DISEASE: Bone turnover markers: are they clinically useful? Eur J Endocrinol. 2018;178(1):R19-R31.
3. Wu CH, Chang YF, Chen CH, et al. Consensus Statement on the Use of Bone Turnover Markers for Short-Term Monitoring of Osteoporosis Treatment in the Asia-Pacific Region. J Clin Densitom. 2021;24(1):3-13.
4. Romero Barco CM, Manrique Arija S, Rodríguez Pérez M. Biochemical Markers in Osteoporosis: Usefulness in Clinical Practice. Reumatología Clínica (English Edition). 2012; 8(3):149–152.
5. Naylor KE, Jacques RM, Paggiosi M, et al. Response of bone turnover markers to three oral bisphosphonate therapies in postmenopausal osteoporosis: the TRIO study. Osteoporos Int. 2016;27(1):21-31.
6. Trần Văn Đức, Lê Văn An, Nguyễn Hải Thủy. Nghiên cứu mỗi liên quan giữa Osteocalcin và CTX huyết thanh với mật độ xương trong dự báo mất xương và điều trị loãng xương ở đối tượng phụ nữ trên 45 tuổi. Tạp chí Y dược học. 2017;62:22-28.