NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG KỸ THUẬT THỞ OXY DÒNG CAO LÀM ẤM LÀM ẨM Ở NHỮNG BỆNH NHÂN MỞ KHÍ QUẢN

Nguyễn Đình Thuyên 1,, Nguyễn Thị Kiều Trinh 1, Nguyễn Thị Nga 1, Lê Thị Thương 1, Phạm Thị Phương Loan 1, Đỗ Quốc Phong 1, Vũ Hải Vinh 1, Nguyễn Gia Bình 2
1 Bệnh Viện E
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét sự thay đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân mở khí quản trước và sau khi thở oxy dòng cao làm ấm làm ẩm (HFTO - High-flow Tracheal Oxygenation). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 23 bệnh nhân mở khí quản được chỉ định liệu pháp oxy tiêu chuẩn thông qua thiết bị làm ấm và làm ẩm với lưu lượng khí đặt ở mức 50 lít/phút. Đánh giá lâm sàng và khí máu ở các thời điểm. Kết quả: Qua thực hiện cho thở oxy dòng cao làm ấm làm ẩm cho 23 BN. Chúng tôi thấy sau 12 – 24 giờ, đa số các bệnh nhân đều cải thiện khả năng ho khạc đờm. Sau 24 giờ các bệnh nhân đều cải thiện tính chất đờm, đờm không còn đặc. SpO2 lúc bắt đầu thở tăng nhanh và ổn định trong 24 giờ đầu. Trong 24 giờ, tần số tim của bệnh nhân giữ ở mức ổn định. Nhịp thở của các BN giảm dần trong 24 giờ khi đang thở HFTO. Các giá trị khí máu động mạch của bệnh nhân khi thở máy xâm nhập và khi thở oxy ẩm dòng cao khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ thành công là 86,96%, tỉ lệ thở thất bại là 13,04%. Kết luận: HFTO có tác dụng làm thông thoáng đường thở qua việc giúp làm loãng đờm và kích thích khả năng ho của bệnh nhân. Các thông số về khí máu động mạch của các bệnh nhân ổn định sau 24 giờ kể từ khi thở HFTO.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oczkowski S, Ergan B, Bos L, et al. ERS clinical practice guidelines: high-flow nasal cannula in acute respiratory failure. The European respiratory journal. 2022;59(4).
2. Diehl JL, El Atrous S, Touchard D, Lemaire F, Brochard L. Changes in the work of breathing induced by tracheotomy in ventilator-dependent patients. American journal of respiratory and critical care medicine. 1999;159(2):383-388.
3. Astrachan DI, Kirchner JC, Goodwin WJ, Jr. Prolonged intubation vs. tracheotomy: complications, practical and psychological considerations. The Laryngoscope. 1988;98(11):1165-1169.
4. Lenglet H, Sztrymf B, Leroy C, Brun P, Dreyfuss D, Ricard JD. Humidified high flow nasal oxygen during respiratory failure in the emergency department: feasibility and efficacy. Respiratory care. 2012;57(11):1873-1878.
5. Sztrymf B, Messika J, Bertrand F, et al. Beneficial effects of humidified high flow nasal oxygen in critical care patients: a prospective pilot study. Intensive care medicine. 2011;37(11):1780-1786.
6. Mahafza T, Batarseh S, Bsoul N, Massad E, Qudaisat I, Al- Layla A. Early vs. late tracheostomy for the ICU patients: Experience in a referral hospital. Saudi Journal of Anaesthesia. 2012;6(2):152-154.
7. Evgeni Brotfain, Zlotnik A, Schwartz A, et al. Comparison of the effectiveness of high flow nasal oxygen cannula vs. standard non-rebreather oxygen face mask in post-extubation intensive care unit patients. The Israel Medical Association journal: IMAJ. 2014;16(11):718-722.
8. Afessa B, Hogans L, Murphy R, Kubilis P, Meyers B. APACHE II score is better than weaning indices in predicting prolonged mechanical ventilator dependence. Critical Care. 1997;1(1):P066.