ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐÀN HỒI CỤC MÁU (ROTEM) ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT CÓ THỜI GIAN PROTHROMBIN VÀ THỜI GIAN THROMBOPLASTIN HOẠT HÓA TỪNG PHẦN KÉO DÀI

Bùi Thị Hạnh Duyên 1, Nguyễn Đăng Khoa 2, Lê Minh Khôi 1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tình trạng rối loạn đông máu bằng phương pháp đo đàn hồi cục máu (ROTEM) ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết (NKH) có INR >1,2 hay aPTTr >1,2 ở nhóm tử vong và nhóm sống nhập khoa hồi sức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang BN NKH nhập khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có INR hay aPTT >1,2 từ  06/2020-12/2021. Kết quả: Có 95 BN NKH được chọn vào nghiên cứu từ 161 BN trong nghiên cứu gốc với tuổi trung vị là 70 [61-80], điểm SOFA trung vị là 7 [5-9]. Tỉ lệ tử vong chiếm tỉ lệ 25,3%. INR và aPTTr trung vị lần lượt là 1,42 [1,3-1,65] và 1,12 [4,1-6,8]. Nhóm tử vong có nồng độ fibrinogen máu thấp hơn, lactate máu và INR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sống (p <0.05). BN có INR >1,2 có tỉ lệ giảm đông, tăng đông, và đông máu bình thường trên ROTEM lần lượt là 58,2%, 26,4%, và 29,7%. BN có aPTTr >1,2 có tỉ lệ giảm đông, tăng đông, và đông máu bình thường trên ROTEM lần lượt là 65,7%, 14,3%, và 28,6%. Giảm đông trên ROTEM làm tăng tỉ lệ tử vong, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0.05). Kết luận: BN NKH hoặc SNK có INR hay aPTTr kéo dài có thể có tình trạng tăng đông, giảm đông và đông máu bình thường trên ROTEM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Do SN, Luong CQ, Pham DT, et al. Factors relating to mortality in septic patients in Vietnamese intensive care units from a subgroup analysis of MOSAICS II study. Sci Rep. Sep 2021;11(1):18924. doi:10.1038/s41598-021-98165-8
2. Schmoch T, Möhnle P, Weigand MA, et al. The prevalence of sepsis-induced coagulopathy in patients with sepsis – a secondary analysis of two German multicenter randomized controlled trials. Annals of Intensive Care. 2023/01/12 2023;13(1):3. doi:10.1186/s13613-022-01093-7
3. Görlinger K, Dirkmann D, Hanke AA. Rotational Thromboelastometry (ROTEM®). In: Gonzalez E, Moore HB, Moore EE, eds. Trauma Induced Coagulopathy. Springer International Publishing; 2016:267-298.
4. Müller MC, Meijers JC, Vroom MB, Juffermans NP. Utility of thromboelastography and/or thromboelastometry in adults with sepsis: a systematic review. Crit Care. Feb 10 2014;18(1):R30. doi:10.1186/cc13721
5. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). Jama. Feb 23 2016;315(8):801-10. doi:10.1001/jama.2016.0287
6. Muzaffar SN, Baronia AK, Azim A, et al. Thromboelastography for Evaluation of Coagulopathy in Nonbleeding Patients with Sepsis at Intensive Care Unit Admission. Indian J Crit Care Med. May 2017;21(5):268-273. doi:10.4103/ijccm.IJCCM_72_17
7. Lukas P, Durila M, Jonas J, Vymazal T. Evaluation of Thromboelastometry in Sepsis in Correlation With Bleeding During Invasive Procedures. Clin Appl Thromb Hemost. Sep 2018;24(6):993-997. doi:10.1177/1076029617731624
8. Lier H, Vorweg M, Hanke A, Görlinger K. Thromboelastometry guided therapy of severe bleeding. Essener Runde algorithm. Hamostaseologie. Dec 2013;33(1):51-61. doi:10.5482/hamo-12-05-0011