NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu đặt điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính trong điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng không có máu tụ trong sọ bằng phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng dựa trên 45 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, không có máu tụ trong sọ, áp lực trong sọ cao trên 20 mmHg, điều trị nội không hiệu quả được phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp tại Bệnh viện Việt Đức từ 5/2017 tới 12/2022. Các chỉ tiêu nghiên cứu: tuổi, giới, nguyên nhân tai nạn, GCS trước mổ, mạch và huyết áp trước mổ, hình ảnh cắt lớp vi tính trước và sau mổ 3 tháng. So sánh kết quả điều trị giữa các nhóm. Kết quả: Chúng tôi đã nghiên cứu trên 45 người bệnh, gồm 42 nam và 3 nữ, tuổi cao nhất 78 và thấp nhất là 6 tuổi, tai nạn giao thông chiếm đa số 86,7%, tai nạn sinh hoạt 8,9%. GCS trước mổ: 3 - 5 điểm 55,6%, GCS 6 - 8 điểm 44,4 %; 8,9% GCS là 8 điểm. Trước mổ, huyết áp tâm thu thấp nhất là 110 mmHg, cao nhất là 170 mmHg, trung bình 133,33± 13,01, đa phần các bệnh nhân có huyết áp tâm thu ở mức bình thường từ trên 90 mmHg đến 140 mmHg chiếm 86,7%. Đồng tử hai bên đều nhau, không giãn và còn PXAS 38,6%, đồng tử giãn và mất PXAS một bên 38,6%, đồng tử giãn và mất phản xạ ánh sáng cả 2 bên 22,8%. Trên phim CLVT sọ não, Hình ảnh máu tụ đa dạng với nhiều tổn thương khác nhau trên cùng một bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, chủ yếu là dập não chiếm 84,4%, máu tụ trong não 77,8%, máu tụ DMC 60,0%. Có 29 trường hợp đè đẩy đường giữa ≤ 5 mm chiếm 64,4%. Di lệch qua đường giữa 5 < d ≤10 mm chiếm tỷ lệ 35,6%. Không có trường hợp nào đường giữa di lệch >10 mm. ALNS trung bình là: 43,84 ± 15,19 mmHg, HAĐMTB là 97,18 ± 9,00 mmHg và áp lực tưới máu não trung bình là 53,34 ± 16,03 mmHg. Áp lực tưới máu não có tương quan tỷ lệ thuận với huyết áp động mạch trung bình (r = 0,372; p < 0,05) và tương quan tỷ lệ nghịch với ALNS (r = 0,835; p < 0,001). Kết luận: Lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng là đa dạng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
mở nắp sọ giảm áp, chấn thương sọ não, áp lực trong sọ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Hùng. (2005) Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và thái độ điều trị chấn thương sọ não kín do tai nạn giao thông đường bộ tại Bệnh viện Việt Đức năm 2005. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Ngọc Tú. (2004) Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và kết quả sớm sau điều trị chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Duy Anh. (2003) Điều trị tích cực các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Y dựơc học quân sự., 28:107 - 115.
5. Sahuquillo J., Arikan F. (2009) Decompressive craniectomy for the treatment of refractory high intracranial pressure in traumatic brain injury. Cochrane Database of Systematic Reviews., 25(1):CD003983.
6. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang. (2013) Nghiên cứu biến chứng sớm sau phẫu thuật giảm áp trong chấn thương sọ não nặng. Y Học Thực Hành., 891:265 - 267.
7. De Bonis P., Sturiale C. L., Anile C. et al. (2013) Decompressive craniectomy, interhemispheric hygroma and hydrocephalus: A timeline of events? Clinical Neurology and Neurosurgery., 115:1308 - 1312.
8. Corrigan J.D., Selassie A.W. and Orman J.A. (2010) The Epidemiology of Traumatic Brain Injury. The Journal of Head Trauma Rehabilitation., 25:72 - 80.
9. Huang Y.H., Lee T.C., Lee T.H. et al. (2013) Thirty - day mortality in traumatically brain - injured patients undergoing decompressive craniectomy. Journal of Neurosurgery., 118:1329 - 1335.
10. Gouello G., Hamel O., Asehnoune K. et al. (2014) Study of the long - term results of decompressive craniectomy after severe traumatic brain injury based on a series of 60 consecutive cases. The Scientific World Journal., 20:75 - 85.