ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU BẰNG XÉT NGHIỆM ROTEM Ở BỆNH NHÂN SUY GAN CẤP

Nguyễn Mạnh Chiến1,2,, Trần Thị Kiều My 1,3, Ngô Đức Hùng 1, Nguyễn Long An 2, Hà Trần Hưng 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung Tâm Chống Độc
3 Viện Huyết học Truyền máu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét các đặc điểm rối loạn đông cầm máu bằng động học đàn hồi đồ cục máu (ROTEM) ở bệnh nhân suy gan cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 52 bệnh nhân suy gan cấp điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 8/2018-7/2019. Kết quả: Nam chiếm 55,8%, tuổi trung bình là 53,8 (19-87). Trong các kênh INTEM và EXTEM, CT bình thường chiếm đa số (65,4% và 61,5%). Ở FIBTEM, CT chủ yếu kéo dài (63,5%). Biên độ cục đông ở INTEM chủ yếu là giảm và bình thường, MCF chủ yếu là bình thường (69,2%). Biên độ cục đông ở EXTEM và FIBTEM chủ yếu là bình thường (67,3% và 73,1%), có 1 trường hợp tăng biên độ ở A5. Trên ROTEM chủ yếu thấy tình trạng giảm đông (59,61%), có 11,53% tăng đông, tăng tiêu sợi huyết chiếm tỉ lệ 34,6%. Tình trạng giảm đông do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu là giảm yếu tố đông máu nội sinh, ngoại sinh, giảm fibrinogen (34,6%, 36,5%, 38,5%), ít gặp do rối loạn tiểu cầu (7,7%). Trong số giảm đông trên ROTEM, số lượng có đa rối loạn chiếm tỉ lệ cao hơn (56,25%). Kết luận: Xét nghiệm ROTEM giúp đánh giá chi tiết hơn các rối loạn đông cầm máu khá phức tạp ở bệnh nhân suy gan cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thái Bảo (2011). Rối loạn đông máu ở bệnh nhân suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Wendon J, Cordoba J, Dhawan A, et al (2017). EASL Clinical Practical Guidelines on the management of acute (fulminant) liver failure. Journal of Hepatology, 66(5), 1047–1081.
3. Yoo Goo Kang, Douglas j. Martin et al (1985). Intraoperative changes in boold coagulation and thrombelastographic monitoring in liver transplantion. Anesth Analg, 64(9), 888–896.
4. Klaus Görlinger, Antonio Pérez-Ferrer, Daniel Dirkmann et al (2019). The role of evidence-based algorithms for rotational thromboelastometry-guided bleeding management. Korean J Anesthesiol, 72, 297 – 322.
5. Herbstreit EM, Winter JP et al (2010). Monitoring of haemostasis in liver transplantation: comparison of laboratory based and point of care tests. The Association of Anaesthetists of Great Britain and Ireland, 15, 44 – 49.
6. Gabriel Dumitrescu, Anna Januszkiewicz, Anna Ågren et al (2015). The temporal pattern of postoperative coagulation status in patients undergoing major liver surgery. Thrombosis Research, 136(2), 402–407.
7. Trần Thị Hằng, Nguyễn Văn Chỉnh, Trần Thị Thanh Huyền và cộng sự (2017). Đặc điểm rối loạn đông máu và bước đầu nhận xét hiệu quả xét nghiệm ROTEM trên người cho chết não tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí nghiên cứu y học, 25, 10 – 13