NGHIÊN CỨU IN VITRO KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG GÃY DỤNG CỤ TRONG SỬA SOẠN ỐNG TỦY Ở HỆ THỐNG TRÂM PROTAPER QUAY TAY

Thu Thủy Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng gãy dụng cụ trong sửa soạn ống tủy ở hệ thống trâm Protaper quay tay. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 50 ống tủy gần (bao gồm cả ngoài gần và trong gần) của chân gần răng cối lớn hàm dưới ở người trưởng thành, chân răng nguyên vẹn, đã đóng chóp, có ống tuỷ cong trong khoảng 10º-40º theo phương pháp Schneider 1971. Các ống tủy gần được sửa soạn tới dụng cụ F3. Mỗi bộ protaper sẽ được thao tác cho đến khi có dụng cụ trong bộ đang thực hiện bị gãy. Số lượng ống tủy đã được thao tác ở mỗi bộ sẽ được ghi nhận.Răng có chứa mảnh gãy sẽ được phân tích qua phim Cone Beam Computed Tomography Scan (CBCT) để xác định độ dài mảnh gãy, đồng thời xác định tương quan của mảnh gãy với chóp răng và miệng lỗ tủy. Kết quả: Số lượng ống tủy được sửa soạn tối đa là 10±2.7 ống tủy. Chiều dài mảnh gãy trung bình là 2.13±1.26mm. Khoảng cách trung bình từ đỉnh mảnh gãy tới chóp răng là 3.09±1.60mm. Khoảng cách trung bình từ đầu mảnh gãy tới miệng ống tủy là 5.97±1.84mm. Dụng cụ có suất độ gãy nhiều nhất là trâm S1. Kết luận: Khả năng gãy ở hệ thống trâm Protaper quay tay xảy ra khi dụng cụ đã sứa soạn 10±2.7 ống tủy. Không có dụng cụ nào bị gãy trong lần sửa soạn đầu tiên. Dụng cụ có suất độ gãy nhiều nhất là trâm S1. Khi sự cố gãy dụng cụ xảy ra, chiều dài mảnh gãy trung bình là 2.13±1.26mm. Mảnh gãy thường có xu hướng nằm gần về phía chóp răng hơn là phía miệng ống tủy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tử Hùng (2014), “Bài mở đầu nội nha”, Giáo trình giảng dạy bộ môn Chữa răng – Nội nha, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đinh Thi ̣Khánh Vân, “Sửa soạn hệ thống ống tủy (Làm sạch và tạo dạng hệ thống ống tủy)”, Giáo trình giảng dạy bộ môn Nội Nha, Đại học Y Dược TPHCM.
3. Berutti Elio, Chiandussi Giorgio, Paolino Salvatore Davide, Scotti Nicola, Cantatore Giuseppe,Castellucci Arnaldo, and Pasqualini Damiano (2012) "Canal Shaping with WaveOne Primary Reciprocating Files and ProTaper System: A Comparative Study."Journal of Endodontics, 38( HYPERLINK "http://www.sciencedirect.com/science/journal/00992399/38/4" \o "Go to table of contents for this volume/issue" 4 ), pp.505-509
4. Bùi Quế Dương (2008), "Nội nha lâm sàng", Nhà xuất bản Y học xuất bản lần thứ 2, tr. 91-107, tr. 155-165
5. Wu Jintao, Lei Gang, , Yan Ming,Yu Yan,Yu Jinhua, and Zhang Guangdong (2011) "Instrument Separation Analysis of Multi-used ProTaper Universal Rotary System during Root Canal Therapy."Journal of Endodontics, 37(6), pp.758-763
6. Varela-Patin˜o Purificacio´n, Iban˜ez-Pa´rraga Adalce, Rivas-Mundin˜a Berta, Cantatore Giuseppe, Otero Luis Xose´, and Martin-Biedma Benjamin (2010) "Alternating versus Continuous Rotation: A Comparative Study of the Effect on Instrument Life."Journal of Endodontics, 36 (HYPERLINK "http:// www.sciencedirect.com/ science/journal/00992399/36/1" \o "Go to table of contents for this volume/issue" 1 ), pp.157-159
7. Schneider S.W. (1971), “A comparision of canal preparation in straight and curved root canals”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 32(2), pp.271-5.
8. Spili Peter, Parashos Peter, and Messer H. Harold(2005) "The Impact of Instrument Fracture on Outcome of Endodontic Treatment". Journal of Endodontics, 31(12), pp.845-850