TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VĨNH VIỄN Ở TRẺ EM VIỆT NAM NĂM 2019

Thị Hồng Minh Nguyễn 1,, Đình Hải Trịnh 1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019, từ đó hoạch định các biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ em trong thời gian tới. Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 8053 trẻ em chia làm 4 lứa tuổi (6 – 8 tuổi, 9 – 11 tuổi, 12-14 tuổi và 15-17 tuổi) được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng nhiều giai đoạn từ 14 tỉnh thành đại diện cho cả nước theo các vùng địa lý. Tình trạng sâu răng ở trẻ em được ghi nhận bởi chỉ số răng sâu – mất – trám (DMFT) và chỉ số mặt răng sâu – mất – trám (DMFS) theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới kết hợp với chỉ số sâu răng sớm của ICIDAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sâu răng vĩnh viễn xuất hiện sớm và tăng nhanh theo tuổi. Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm tuổi 12 – 15 (43,7%) và trung bình mỗi trẻ có một đến hai răng sâu không được hàn, tỷ lệ răng được điều trị rất thấp. Kết quả này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gugnani. N. International Caries Detection and Assessment System (ICIDAS): A newConcept. Int J Clin Pediatr Dent 2011 May-Aug; 4(2): 93-100.
2. Thống kê y học 1996. Nhà xuất bản Hanoi , 1997
3. Trịnh Đình Hải, Đào Ngọc Phong. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng trong Nha khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2014.
4. Trường.TV; Hải. TĐ. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học, 2002.
5. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). “Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010”, Y Học Thực Hành, 797 (12), tr56-59.
6. World Health Organization. Oral health Survey – Basic methods, 5th Edition. Geneva, WHO, 2013