ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng (DSLS) trong việc kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) cho bệnh nhân (BN) ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, so sánh trước sau. Hồi cứu đơn thuốc của BN từ 1/3/2021 đến 30/4/2021 (giai đoạn 1) và từ 1/10/2021 đến 30/11/2021 (giai đoạn 2). DSLS tiến hành can thiệp dược trên các đơn thuốc từ tháng 5/2021. Hiệu quả can thiệp được đánh giá thông qua so sánh tỷ lệ hợp lý của thuốc điều trị THA giữa 2 giai đoạn, dựa vào hướng dẫn điều trị THA của Hội tim mạch học Việt Nam 2018 và hướng dẫn sử dụng thuốc. Kết quả: Độ tuổi trung bình của BN là 63±11,3 và 64,1±11,1. BN nữ nhiều hơn BN nam. Tuổi trung bình của bác sĩ là 41,3 và 47,7 tuổi. Bác sĩ chuyên khoa I chiếm tỷ lệ cao hơn bác sĩ đại học. Cách sử dụng phối hợp hai thuốc THA chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3% và 41,3 %). Tỷ lệ hợp lý chung của thuốc điều trị THA ở giai đoạn 2 (89,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn 1 (45,2%). Can thiệp dược lâm sàng làm tăng sự kê đơn hợp lý (OR 32,22; CI 95% 22,80-45,53). Kết luận: Sự can thiệp của DSLS có thể làm tăng tỷ lệ kê đơn thuốc hợp lý cho BN THA.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kê đơn hợp lý, can thiệp dược, tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
2. Trung tâm Y tế huyện Bến Lức. Báo cáo công tác y tế năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, 2020:6.
3. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018. http://vnha.org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2018.pdf
4. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Văn Kiên, Đàm Khải Hoàn. Thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại cộng đồng Tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam 2022;516(1) doi: 10.51298/vmj.v516i1.2974.
5. Phạm Thị Thu Hiền, Bùi Thị Hương Quỳnh. Đánh giá hiệu quả của công tác Quản lý Dược trong việc giảm sai sót và giảm xuất toán Bảo hiểm y tế khi kê đơn cho người bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Thống Nhất giai đoạn 2018-2020. Tạp chí Y Dược học 2021;21:89-95
6. Trần Thị Lan Anh, Lê Vân Anh, Hoàng Thị Nguyệt Phương. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Xô. Tạp chí Y học Việt Nam 2021;501(1) doi: 10.51298/vmj.v501i1.465.
7. Trần Thị Lan Anh, Mai Đức Anh, Lê Thị Thu Hằng. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trong điều trị ngoại trú tại BVTW quân đội 108 năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam 2022;514(2) doi: 10.51298/vmj.v514i2.2646.
8. Đồng Thị Ngọc Lâm, Nguyễn Thị Bạch Yến. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Lục Ngạn. Tạp chí Y học Việt Nam 2022;509(1). doi: 10.51298/vmj.v509i1.1705