MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SUY HÔ HẤP CẤP THEO KHÍ MÁU Ở TRẺ EM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Ngô Anh Vinh 1,, Phạm Thị Thu Hiền 2, Bùi Thị Hương 2, Nguyễn Thúy Quỳnh 2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng suy hô hấp cấp theo khí máu ở trẻ em tại khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp cấp tại khoa Hồi sức tích cực chống độc. Kết quả: Bệnh nhân suy hô hấp type 1 chiếm 57,8%, type 2 chiếm 27,5%, type 3 chiếm 14,7%. Về triệu chứng hô hấp, các type suy hô hấp 1,2,3 đều có thở nhanh và rút lõm lồng ngực trong đó type 1 thường có dấu hiệu ran ẩm tại phổi, type 2 có tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp hầu hết đều có triệu chứng nhịp tim nhanh với tỷ lệ từ 89,3% - 100%. Các dấu hiệu thay đổi ý thức từ 33,3% - 46,4%. Về nguyên nhân, viêm phế quản phổi có suy hô hấp hay gặp nhất là type 1, tiếp theo là type 2 và type 3. 80% trường hợp có bệnh tim mạch và 60% trường hợp phù phổi cấp có suy hô hấp thuộc type 1. Kết luận: suy hô hấp type 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp type 1 chủ yếu là ran ẩm tại phổi, type 2 chủ yếu là tiếng thở bất thường. Các type suy hô hấp chủ yếu ảnh hưởng đến cơ quan tim mạch và thần kinh với biểu hiện nhịp tim nhanh và thay đổi ý thức. Về nguyên nhân, suy hô hấp cấp do bệnh lý hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó viêm phế quản phổi là nguyên nhân phổ biến nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singh J, Bhardwar V, Sobtia P, et al. (2014). Clinical Profile and Outcome of Acute Respiratory Failure in Children: A Prospective Study in a Tertiary Care Hospital.Int J Clin Pediatr, 3(2), 46-54.
2. Judith Ju-Ming Wong, Mark Jit, Rehena Sultana, et al (2019). Mortality in Pediatric Acute Respiratory Distress Syndrome: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Intensive Care Med, 34(7):563-571.
3. Laura R A Schouten, Floor Veltkamp, Albert P Bos, et al (2016). Incidence and Mortality of Acute Respiratory Distress Syndrome in Children: A Systematic Review and Meta-Analysis. Crit Care Med, 44(4):819-29.
4. Karande S, Murkey R, Ahuja S, et al. (2003). Clinical profile and outcome of acute respiratory failure. Indian J Pediatr, 70(11), 865-869.
5. Trần Quỵ, Trần Thị Hồng Vân (2009). Suy hô hấp cấp tính ở trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 416-421.
6. Trần Kiêm Hảo, Phạm Kiều Lộc. (2014). Rối loạn khí máu trong suy hô hấp cấp tính ở trẻ em. Tạp chí Y học Việt Nam, 447(2), 83-88.
7. Phạm Thị Quế, Phạm Văn Thắng (2018). Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, phân loại suy hô hấp cấp ở trẻ em theo khí máu.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 34 (2), 105-109.
8. Nagaram PP (2021). Clinical Profile and Outcome of Acute Respiratory Failure in Children: A Prospective Study in a Tertiary Care Hospital, Nellore, Andhra Pradesh. International Journal of Health and Clinical Research, 2021;4(3):187-190.
9. Nguyễn Quang Hưng, Lê Thanh Hải (2012). Phân loại nguyên nhân suy hô hấp cấp ở trẻ em tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 381 (2), 52-56.