KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 60 bệnh nhân ≥ 30 tuổi, được chẩn đoán xác định Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống. Kết quả: Lứa tuổi mắc bệnh từ 40-59 tuổi chiếm 58,3%, Tỷ lệ nữ/nam là 1,2; tỷ lệ nhập viện với thời gian mắc bệnh trên 3 tháng là 43,3%; tỷ lệ mức độ đau theo VAS đau vừa 70% đau nặng 30%; tỷ lệ hạn chế chức năng sinh hoạt hằng ngày hạn chế nặng 26,6% hạn chế vừa 56,7%; tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh gai xương trên Xquang cột sống cổ là 58.3%, hẹp lỗ tiếp hợp là 41,7%. Kết luận: Bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương phần nhiều từ 40 – 59 tuổi, tỷ lệ nữ lớn hơn nam, nhập viện thường sau 03 tháng mắc bệnh và trong tình trạng đau từ mức độ vừa trờ lên, hạn chế chức năng sinh hoạt từ mức trung bình đến nặng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng cổ vai cánh tay, Thoaí hóa cột sống cổ, Đặc điểm đối tượng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thắm (2008). Đánh giá hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy trong thoái hóa cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý kết hợp vận động trị liệu, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Thị Hòa (2010). Đánh giá hiệu quả của điện châm trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 160-167
5. Phạm Ngọc Hà (2018). Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Quyên tý thang” và điện châm kết hợp kéo giãn cột sống trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Lê Thị Hoài Anh (2014). Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng xoa bóp bấm huyệt kết hợp kéo giãn cột sống cổ, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Vernon H. và Mior S. (1991). The Neck Disability Index: a study of reliability and validity. J Manipulative Physiol Ther, 14(7), 409–415.
8. Hồ Đăng Khoa (2011). Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động theo y học cổ truyền, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội.