KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY MYXOCOCCUS STIPITATUS GL41 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT

Nguyễn Thị Ngọc Yến 1,, Đinh Thị Lan Linh 2, Dương Đình Chung 1, Nguyễn Đinh Nga2, Nguyễn Tú Anh 2
1 Đại học Nguyễn Tất Thành
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Myxococcus sp. là chi quan trọng đảm nhiệm việc sản xuất hơn 20% các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học từ niêm khuẩn (Myxobacteria). Hướng tiếp cận sàng lọc hoạt tính sinh học, từ đó phân đoạn và tinh khiết hợp chất là chiến lược quan trọng trong khám phá các hợp chất thứ cấp tiềm năng. Mục tiêu: (i) Khảo sát hoạt tính chủng GL41 phân lập từ đất; (ii) Định danh chủng GL41; (iii) Khảo sát thành phần môi trường và điều kiện lên men thu dịch chiết thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật cao nhất và (iv) Xác định phân đoạn có hoạt tính. Phương pháp: Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật bằng phương pháp giếng khuếch tán. Định danh chủng GL41 bằng hình thái, sinh hóa và trình tự 16S rDNA. Khảo sát môi trường và điều kiện lên men chủng niêm khuẩn GL41 dựa trên kết quả xác định MIC bằng phương pháp vi pha loãng. Xác định phân đoạn có hoạt tính bằng kỹ thuật tự sinh đồ. Kết quả: Chủng GL41 thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật ấn tượng với giá trị nồng độ ức chế tối thiểu trên MSSA, MRSA, S. faecalis, nấm men C. albicans và nấm mốc A. niger là 1 µg/mL. Trình tự 16S rDNA tương đồng 99,93% với Myxococcus stipitatus. Khảo sát điều kiện lên men chủng GL41 cho thấy dịch chiết thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật cao nhất trên môi trường VY/3, pH 7,6, nhiệt độ 35oC, thời gian nuôi cấy 10 ngày và bổ sung nhựa hấp phụ vào ngày thứ 4. Hai phân đoạn có hoạt tính (Rf = 0,63 và Rf = 0,72) cho thấy sự hiện diện các hợp chất tiềm năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Charousová I., Medo J. , Javoreková S. (2017), "Isolation, antimicrobial activity of myxobacterial crude extracts and identification of the most potent strains", Arch Biol Sci. 69 (3), pp. 561-568.
2. Shimkets L. J., Dworkin M. , Reichenbach H. (2006), "The myxobacteria", The prokaryotes, Springer, pp. 31-115.
3. Bader C. D., Panter F. , Müller R. (2020), "In depth natural product discovery-Myxobacterial strains that provided multiple secondary metabolites", Biotechnol Adv. 39, pp. 107480.
4. Brenner D. J., Krieg N. R., Staley J. T. et al. (2005), Bergey's Manual® of Systematic Bacteriology: Volume Two: The Proteobacteria (Part C), Springer.
5. Gerth K., Pradella S., Perlova O. et al. (2003), "Myxobacteria: proficient producers of novel natural products with various biological activities—past and future biotechnological aspects with the focus on the genus Sorangium", J Biotechnol. 106 (2-3), pp. 233-253.
6. Humphries R. M., Ambler J., Mitchell S. L. et al. (2018), "CLSI methods development and standardization working group best practices for evaluation of antimicrobial susceptibility tests", J Clin Microbiol. 56 (4), pp. e01934-01917.
7. Huntley S., Kneip S., Treuner-Lange A. et al. (2013), "Complete genome sequence of Myxococcus stipitatus strain DSM 14675, a fruiting myxobacterium", Genome announcements. 1 (2), pp. e00100-00113.
8. Muñoz-Dorado J., Marcos-Torres F. J., García-Bravo E. et al. (2016), "Myxobacteria: moving, killing, feeding, and surviving together", Front Microbiol. 7, pp. 781.