PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG DỌC GIỮA NÁCH BÊN PHẢI ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN NHĨ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tuấn Mai 1, Nguyễn Lý Thịnh Trường 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả ban đầu của phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải điều trị các bệnh nhân thông liên nhĩ tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên các bệnh nhân thông liên nhĩ được phẫu thuật vá lỗ thông theo phương pháp phẫu thuật tim hở ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải trong thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 8 năm 2022 tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có tổng số 94 bệnh nhân được thu thập và đưa vào phân tích hồi cứu. Tỷ lệ nam/nữ là 45/49 bệnh nhân. Cân nặng trung bình và tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu lần lượt là 12 kg (IQR, 8.5-16.3 kg) và 35.9 tháng (IQR, 16-73.7 tháng). Trong nhóm nghiên cứu có 16 bệnh nhân (17%) có kèm theo bất thường trở về tĩnh mạch phổi bán phần, 5 bệnh nhân (5.3%) hẹp trên van động mạch phổi, 3 bệnh nhân (3.2%) hẹp van động mạch phổi. Chiều dài trung bình của đường rạch da là 5.4 ± 0.6 cm. Thời gian phẫu thuật trung bình của các bệnh nhân là 150.3 ± 35.1 phút, thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo trung bình là 51.1 ± 25.1 phút, thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 29.7 ± 18.5 phút. Có 69 bệnh nhân (73.4%) có tổn thương thông liên nhĩ lỗ thứ phát, và 25 bệnh nhân (26.6%) có lỗ thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch. Lỗ thông được vá trực tiếp ở 45 trường hợp (47.9%) và sử dụng miếng vá màng tim tự thân ở 49 trường hợp (52.1%) còn lại. Không có bệnh nhân nào cần chuyển đường tiếp cận khác. Có 2 bệnh nhân mổ lại do chảy máu và 1 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật. Thời gian thở máy trung bình của nhóm nghiên cứu là 8.6 ± 14.9 giờ, và số ngày nằm viện sau mổ trung bình là 9.0 ± 4.2 ngày. Không có bệnh nhân tử vong trong và sau phẫu thuật cho tới thời điểm khám lại cuối cùng. Tất cả các bệnh nhân hoặc người nhà khi kiểm tra sau phẫu thuật đều hài lòng với kết quả thẩm mỹ của đường tiếp cận này. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải điều trị bệnh thông liên nhĩ tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương là khả thi và an toàn. Phương pháp điều trị phẫu thuật này có hiệu quả thẩm mỹ cao, đáp ứng được yêu cầu của người bệnh và gia đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Konstantinov IE, Kotani Y, Buratto E, Schulz A, Ivanov Y. Minimally invasive approaches to atrial septal defect closure. JTCVS Tech. 2022 Aug;14:184–90.
2. Yoshimura N, Yamaguchi M, Oshima Y, Oka S, Ootaki Y, Yoshida M. Repair of atrial septal defect through a right posterolateral thoracotomy: a cosmetic approach for female patients. Ann Thorac Surg. 2001 Dec;72(6):2103–5.
3. Rao RK, Varadaraju R, Basappa G, Nagaraja P. Repair of Sinus Venosus Defects With Partial Anomalous Pulmonary Venous Connection in Children by Modified Right Vertical Infra Axillary Thoracotomy. Innov Technol Tech Cardiothorac Vasc Surg. 2019 Dec;14(6):553–7.
4. Liu H, Wang Z, Xia J, Hu R, Wu Z, Hu X, et al. Evaluation of Different Minimally Invasive Techniques in Surgical Treatment for Ventricular Septal Defect. Heart Lung Circ. 2018 Mar;27(3):365–70.
5. Ma ZS, Wang JT, Dong MF, Chai SD, Wang LX. Thoracoscopic closure of ventricular septal defect in young children: technical challenges and solutions. Eur J Cardiothorac Surg. 2012 Dec 1;42(6):976–9.
6. Hong ZN, Chen Q, Lin ZW, Zhang GC, Chen LW, Zhang QL, et al. Surgical repair via submammary thoracotomy, right axillary thoracotomy and median sternotomy for ventricular septal defects. J Cardiothorac Surg. 2018 Dec;13(1):47.
7. An K, Li S, Yan J, Wang X, Hua Z. Minimal Right Vertical Infra-axillary Incision for Repair of Congenital Heart Defects. Ann Thorac Surg. 2022 Mar;113(3):896–902.
8. Yan L, Zhou ZC, Li HP, Lin M, Wang HT, Zhao ZW, et al. Right vertical infra-axillary mini-incision for repair of simple congenital heart defects: a matched-pair analysis. Eur J Cardiothorac Surg. 2013 Jan;43(1):136–41.