THỰC HÀNH DINH DƯỠNG VÀ MỨC TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TẠI HÀ NỘI NĂM 2020

Đỗ Hải Anh 1,
1 Bệnh viện Đại học Y Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực hành dinh dưỡng và mức tăng cân trong thai kỳ của phụ nữ mang thai tại Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu có BMI ở giới hạn bình thường trước khi mang thai chiếm tỷ lệ cao nhất là 80,2%. Phụ nữ có BMI<18,5 và BMI≥ 25 chiếm tỷ lệ lần lượt là 15,8% và 4%. 97,7% phụ nữ tham gia nghiên cứu bổ sung thực phẩm chức năng trong thai kỳ. Tỷ lệ phụ nữ tăng mức tiêu thụ thịt, cá, trứng, đậu đỗ ở 3 giai đoạn thai kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng với 93,7%; 95,7% và 96,4%. Tỷ lệ tăng cân đúng mức khuyến nghị của IOM năm 2009 của phụ nữ thiếu cân, cân nặng bình thường và thừa cân/béo phì lần lượt là 22,9%; 40,3% và 50%. Phụ nữ có BMI< 18,5 trước khi mang thai có mức tăng cân dưới mức khuyến nghị chiếm 66,7%. Nhóm phụ nữ có BMI ≥ 25 trước mang thai có tỷ lệ tăng cân trên mức khuyến nghị cao nhất, chiếm 41,7%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thực hành dinh dưỡng và mức tăng cân thai kỳ của phụ nữ Hà Nội trong quá trình mang thai năm 2020.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gaillard R (2015), "Maternal obesity during pregnancy and cardiovascular development and disease in the offspring", Eur J Epidemiol, 2015. 30(11): p. 1141-1152.
2. Goldstein RF, Abell SK, Ranasinha S, Misso M, Boyle JA, Black MH, et al (2017), "Association of Gestational Weight Gain with Maternal and Infant Outcomes: a systematic review and meta-analysis", JAMA, 2017;317(21):2207–2225.
3. Martínez-Hortelano JA, Cavero-Redondo I, Álvarez-Bueno C, Garrido-Miguel M, Soriano-Cano A, Martínez-Vizcaíno V (2020), Monitoring gestational weight gain and prepregnancy BMI using the 2009 IOM guidelines in the global population: a systematic review and meta-analysis", BMC Pregnancy Childbirth, 2020 Oct 27;20(1):649.
4. Voerman E, Santos S, Inskip H, et al (2019), "LifeCycle Project-Maternal Obesity and Childhood Outcomes Study Group. Association of gestational weight gain with adverse maternal and infant outcomes", JAMA, 2019;321(17):1702-1715.
5. Popa AD, Popescu RM, Botnariu GE (2014), "Adequate weight gain in pregnancy: an analysis of its determinants in a cross-sectional study", Srp Arh Celok Lek, 2014; 142(11-12): 695.
6. Yu Z, Han S, Zhu J, Sun X, Ji C, Guo X (2013), "Pre-pregnancy body mass index in relation to infant birth weight and offspring overweight/obesity: a systematic review and meta-analysis", PLoS One, 2013 Apr 16;8(4):e61627.
7. Cresswell JA, C.O., De Silva MJ, Filippi V (2012), "Effect of maternal obesity on neonatal death in sub-Saharan Africa: multivariable analysis of 27 national datasets", Lancet 380: 1325–1330.
8. National Academy of Sciences (1990), "Nutrition during pregnancy: part I, weight gain: part II, nutrient supplements", Natl Academy Pr, 1990;10. ISBN: 0-309-55558-2.