KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC NỘI TIẾT HỖ TRỢ SINH SẢN TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Nguyễn Như Hồ 1,2,, Võ Trương Diễm Phương 3, Bùi Thị Hương Quỳnh 1,4
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Trãi
3 Bệnh viện Từ Dũ
4 Bệnh viện Thống Nhất

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm về việc sử dụng thuốc nội tiết và đáp ứng điều trị trong thụ tinh ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị ngoại trú được chỉ định thụ tinh ống nghiệm tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm sử dụng thuốc nội tiết, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến số lượng noãn chọc hút và tỷ lệ mang thai lâm sàng. Kết quả: Kết quả khảo sát 127 hồ sơ bệnh án cho thấy bệnh nhân có tuổi trung vị là 31 (28-34). Hầu hết các trường hợp là hiếm muộn nguyên phát (70,9%) và 58,3% nguyên nhân hiếm muộn là do chồng. Chỉ số AMH ban đầu là 3,21 (2,38-4,75) ng/ml và AFC ban đầu là 15 (11-22) nang. Gonadotropin được chỉ định chủ yếu là rFSH + hMG (56,7%), rFSH + hMG (22%). Thời gian kích thích buồng trứng có trung vị 11 (10-11) ngày. Trong giai đoạn phóng noãn, rhCG và GnRH đồng vận sử dụng với tỷ lệ là 81,1%, 18,9%. Estradiol dạng uống (100%) và progesteron dạng đặt âm đạo (87,4%) được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung. Số lượng noãn chọc hút có trung vị là 14 (11-18). Tuổi (β = -0,296; p = 0,03), chỉ số AMH (β = 1,246; p < 0,001), chỉ số AFC (β = 0,441; p < 0,001), nồng độ estradiol ngày khởi động trưởng thành noãn (β = 0,001; p < 0,001) có liên quan tới số lượng noãn chọc hút. Tỷ lệ mang thai lâm sàng là 25,2%. Phôi loại 1 làm tăng tỷ lệ mang thai lâm sàng (OR = 5,07; p = 0,034). Kết luận: Cần tối ưu hóa chất lượng phôi bằng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng thuốc nhằm tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Steptoe PC, Edwards RG. Birth after the reimplantation of a human embryo. Lancet (London, England). 1978;2(8085):366. doi:10.1016/s0140-6736(78)92957-4.
2. Kahyaoğlu S, Yılmaz B, Işık AZ. Pharmacokinetic, pharmacodynamic, and clinical aspects of ovulation induction agents: A review of the literature. Journal of the Turkish German Gynecological Association. 2017;18(1):48-55. doi:10.4274/jtgga.2016.0107
3. Mochtar MH, Danhof NA, Ayeleke RO, Van der Veen F, van Wely M. Recombinant luteinizing hormone (rLH) and recombinant follicle stimulating hormone (rFSH) for ovarian stimulation in IVF/ICSI cycles. The Cochrane database of systematic reviews. 2017;5(5): Cd005070.doi:10.1002/14651858.CD005070.pub3
4. Stimulation T, Bosch E, Broer S, et al. ESHRE guideline: ovarian stimulation for IVF/ICSI†. Human reproduction open. 2020;2020:hoaa009. doi:10.1093/hropen/hoaa009
5. Nguyễn Thị Minh Khai. Đánh giá hiệu quả chuyển phôi trữ đông cho bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương giai đoạn 2012 - 2014. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017
6. Vương Thị Ngọc Lan. Giá trị các xét nghiệm AMH, FSH và AFC dự đoán đáp ứng buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2016.
7. Samara N, Reis D, Danielli Miller N, et al. What are the best predictors for successful GnRH antagonist protocol in in vitro fertilization (IVF) treatment? Gynecological endocrinology : the official journal of the International Society of Gynecological Endocrinology. 2015;31(11):877-9. doi:10.3109/09513590.2015.1081680