KẾT QUẢ NỐI THỰC QUẢN HỖNG TRÀNG KIỂU FUNCTIONAL TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu đánh giá kết quả và báo cáo kinh nghiệm qua 106 trường hợp nối thực quản hỗng tràng tận tận không cắt thực quản và hỗng tràng trước bằng máy cắt nối thẳng trong phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư biểu mô dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, các bệnh nhân được làm miệng nối thực quản hỗng tràng tận tận không cắt thực quản và hỗng tràng trước bằng máy cắt nối thẳng trong phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày từ tháng 07/2017 đến 07/2022. Kết quả: Có 106 bệnh nhân, tuổi trung bình 63,2 ± 11,7 (26 – 88) tuổi. Tỷ lệ nam/nữ 2,3/1. 10,4% tổn thương dạ dày ở 1/3 trên và 88,7% là 1/3 giữa. 4,7% có tai biến trong mổ và 3,6% biến chứng sau mổ, không có biến chứng rò miệng nối, tử vong trong và sau mổ. Có 2 (1,8%) trường hợp lỗi kỹ thuật làm miệng nối thực quản hỗng tràng trong mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình là 201,5 ± 29,0 (145 - 270) phút, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 7,56 ± 2,23 (5 - 15) ngày. 04 (3,6%) trường hợp trào ngược thực quản, 03 (2,7%) hẹp nhẹ miệng nối sau mổ và 1 (0,9%) tái phát tại miệng nối sau mổ. Kết luận: Nối thực quản hỗng tràng theo functional không cắt thực quản và hỗng tràng trước bằng máy cắt nối thẳng là kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật nội soi hoàn toàn cắt toàn bộ dạ dày.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật nối thực quản hỗng tràng, Functional end to end
Tài liệu tham khảo
2. Dinh Van Chien, NV. Huong, et al (2020), “Totally laparoscopic total gastrectomy with technique of functional endto-end esophagojejunostomy by linear stapler without previous resection of the esophagus and jejunum”. International Surgery Journal | November 2020 | Vol 7 | Issue 11. PP: 3614-3619.
3. Steichen FM (1968) The use of staplers in anatomical side-to-side and functional end-to-end enteroanastomoses. Surgery 64:948–953
4. Okabe H, Tsunoda S, Tanaka E, et al (2014). “Is laparoscopic total gastrectomy a safe operation? A review of various anastomotic techniques and their outcomes”, Surg Today, 45(5), 549-558.
5. Shinohara T, Kanaya S, Taniguchi K, et al (2009). “Laparoscopic Total Gastrectomy with D2 Lymph Node Dissection for Gastric Cancer”, Arch Surg, 144 (12), 1138-1142.
6. Ebihara Y, Okushiba S, Kawarada Y, et al (2013). “Outcome of functional end-to-end esophagojejunostomy in totally laparoscopic total gastrectomy”, Langenbecks Arch Surg, 398, 475-479.
7. Japanese Gastric Cancer Association (2011). “Japanese classification of gastric carcinoma – 3rd english edition”. Gastric Cancer, 14, pp. 101–112.
8. Kim EY et al. Totally Laparoscopic Total Gastrectomy Versus Laparoscopically Assisted Total Gastrectomy for Gastric Cancer. Anticancer Res 2016;36(4):1999-2003.
9. Chen K, Mou YP, Xu XW, et al (2014). “Short-term surgical and long-term survival outcomes after laparoscopic distal gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer”, BMC Gastroenterol, 14, 41-48.
10. Lee JH, Lee CM, Son SY, et al (2014). “Laparoscopic versus open gastrectomy for gastric cancer: long-term oncologic results”, Surgery, 155 (1), 154-164.