ĐÁNH GIÁ KHÍ HÓA XOANG BƯỚM TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY XOANG TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG BỆNH NHÂN VIÊM XOANG MẠN TÍNH

Hoàng Đình Âu 1,, Mai Thế Cảnh 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khí hóa xoang bướm trong bilan trước phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang ở bệnh nhân viêm xoang mạn tính (VXMT) bằng cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân viêm xoang mạn (VXM) được chụp MSCT xoang đồng thời được phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang. Sau đó ghi nhận các hình thái xoang bướm theo phân loại Hammer. Mức độ khí hóa xoang bướm được đánh giá, phân độ trên mặt phẳng đứng dọc nhằm dự phòng biến chứng khi mổ. Kết quả: Từ tháng 09/2020 đến tháng 9/2022, có 200 bệnh nhân VXM được chụp MSCT xoang, được PTNS xoang tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Trong số này, có 78 bệnh nhân quá phát xoang bướm, chiếm tỷ lệ 39% tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Có 40 bệnh nhân có quá phát xoang bướm vào nền sọ chiếm 51.28% số bệnh nhân quá phát xoang bướm. Có 29 bệnh nhân quá phát xoang bướm vào mỏm yên trước, chiếm 31.28%, 4 bệnh nhân có lồi động mạch cảnh trong vào xoang bướm, chiếm 5.13% và 5 bệnh nhân có quá phát xoang bướm gây vách ngăn bất thường, chiếm 6.41%. Kết luận: Quá phát xoang bướm là loại bất thường xoang hay gặp, thấy rõ trên MSCT mặt phẳng đứng dọc. Việc phát hiện và đánh giá quá phát xoang bướm có vai trò quan trọng cho bilan trước PTNS xoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang J, Bidari S, Inoue K, Yang H, Rhoton A. Extensions of the sphenoid sinus: a new classification. Neurosurgery. 2010;66(4):797-816. doi:10.1227/01.NEU.0000367619.24800.B1
2. G.Hammer, C. Radberg. The Sphenoidal Sinus: An Anatomical and Roentgenologic Study with Reference to Transsphenoid Hypophysectomy; Radiologica, Original series 1961; 56(6): 401-422
3. DeLano MC, Fun FY, Zinreich SJ. Relationship of the optic nerve to the posterior paranasal sinuses: a CT anatomic study. AJNR Am J Neuroradiol. 1996;17(4):669-675.
4. Fadda GL et al. Multiparametric statistical correlations between paranasal sinus anatomic variations and chronic rhinosinusitis. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2012;32(4):244 251.
5. Nguyễn Văn Hải và cộng sự, “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm xoang hàm một bên”. 2018, Trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Mikami T, Minamida Y, Koyanagi I, Baba T, Houkin K. Anatomical variations in pneumatization of the anterior clinoid process. J Neurosurg. 2007;106(1):170 174. doi:10.3171/jns.2007.106.1.170
7. Sundaresan AS, Hirsch AG, Young AJ, Pollak J, Tan BK, Schleimer RP, Kern RC, Kennedy TL, Greene JS, Stewart WF, Bandeen-Roche K, Schwartz BS. Longitudinal Evaluation of Chronic Rhinosinusitis Symptom in a Population-based Sample. J Allergy Clin Immunol Pract. 2018; 6(4):1327-1335.e3. doi:10.1016/ j.jaip.2017.10.012
8. Hiremath SB, Gautam AA, Sheeja K, Benjamin G. Assessment of variations in sphenoid sinus pneumatization in Indian population: A multidetector computed tomography study. Indian J Radiol Imaging. 2018;28(3):273-279. doi:10.4103/ijri.IJRI_70_18
9. Raseman J, Guryildirim M, Beer-Furlan A, Jhaveri M, Tajudeen BA, Byrne RW, Batra PS. Preoperative Computed Tomography Imaging of the Sphenoid Sinus: Striving Towards Safe Transsphenoidal Surgery. J Neurol Surg Part B Skull Base. 2020;81(3):251-262. doi:10.1055/s-0039-1691831.