KHẢO SÁT ĐỘNG MẠCH LƯNG MŨI ỨNG DỤNG TRONG DỰ PHÒNG BIẾN CHỨNG THUYÊN TẮC MẠCH DO TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY

Trần Quốc Cường1, Bùi Thế Hưng 2, Trần Đỗ Hùng3, Lư Quốc Hùng 1, Phạm Kim Long Giang 4, Nguyễn Thị Kiều Thơ 2
1 Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc An Giang
2 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Bệnh Viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nâng mũi bằng chất làm đầy là một phương pháp tiêm phổ biến, có liên quan đến các biến chứng ở mắt. Kỹ thuật được khuyến cáo là đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm. Xem xét các trường hợp biến chứng thị giác được báo cáo, kỹ thuật phòng ngừa này có thể cần được điều chỉnh để đạt hiệu quả cao hơn trong việc ngăn ngừa mù lòa. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm động mạch lưng mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, bằng phương pháp phẫu tích 15 thi hài tại bộ môn Giải Phẫu Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả: trong số 15 khuôn mặt, 8 khuôn mặt có động mạch lưng mũi phân bố theo kiểu hai bên (chiếm 53%), 6 khuôn mặt có kiểu phân bố đám rối mũi với các động mạch nhỏ (chiếm 40%) và 1 khuôn mặt có kiểu phân bố động mạch lưng mũi trung tâm (chiếm 7%). Động mạch lưng mũi có nguồn gốc từ một trong bốn nguồn động mạch, ảnh hưởng đến vị trí và hướng đi của động mạch. Các nguồn này bao gồm: động mạch góc mắt ở 5 mặt (56%), động mạch góc mắt tận cùng ở 1 mặt (11%), động mạch mũi bên ở 2 mặt (22%) và động mạch góc ở 1 mặt (11%). Kết luận: Động mạch lưng mũi trung tâm chạy gần đường giữa được tìm thấy trong 7% tổng số trường hợp có thể làm cho phương pháp đè ép hai bên lưng mũi trong quá trình tiêm kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các biến chứng ở mắt. Do đó, chúng tôi đề xuất điều chỉnh phương pháp dự phòng này thành đè ép hai bên lưng mũi kèm véo da vùng mũi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bertossi D, Lanaro L, Dorelan S, et al. Nonsurgical rhinoplasty: nasal grid analysis and nasal injecting protocol. Plast Reconstr Surg. 2019;143:428–439.
2. Cai B, Yuan R, Zhu GZ, et al. Deployment of the ophthalmic and facial angiosomes in the upper nose overlaying the nasal bones. Aesthet Surg J. 2021.
3. Choi DY, Bae JH, Youn KH, et al. Topography of the dorsal nasal artery and its clinical implications for augmentation of the dorsum of the nose. J Cosmet Dermatol. 2018;17:637–642.
4. Lee W, Koh IS, Oh W, et al. Ocular complications of soft tissue filler injections: a review of literature. J Cosmet Dermatol. 2020;19:772–781.
5. Tansatit T, Phumyoo T, Jitaree B, et al.. Anatomical and ultrasound-based injections for sunken upper eyelid correction. J Cosmet Dermatol. 2020;19:346–352.
6. Tansatit T, Phumyoo T, Jitaree B, et al. Commentary on: Deployment of the ophthalmic and facial angiosomes in the upper nose overlaying the nasal bones. Aesthet Surg J. 2021.
7. Thanasarnaksorn W, Cotofana S, Rudolph C, et al. Severe vision loss caused by cosmetic filler augmentation: case series with review of cause and therapy. J Cosmet Dermatol. 2018;17:712–718.
8. Yang Q, Lu B, Guo N, et al. Fatal cerebral infarction and ophthalmic artery occlusion after nasal augmentation with hyaluronic acid—A case report and review of literature. Aesthetic Plast Surg. 2020;44:543–548.s