KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GÓC MỎM MÓC TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TỪ THÁNG 9 NĂM 2020 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2022

Quách Hồ Huy Hoàng 1,, Lâm Huyền Trân 1, Bùi Thế Hưng 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo các giả thuyết thì tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm mũi xoang mạn tính. Giả thiết đặt ra là góc mỏm móc có liên quan đến sinh lý bệnh của tắc nghẽn phức hợp lỗ ngách trong viêm mũi xoang mạn tính? Mục tiêu: Xác định góc mỏm móc, đường kính lỗ thông xoang hàm, đánh giá mối liên quan giữa góc mỏm móc và viêm xoang hàm mạn tính thông qua CT scan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 190 người trưởng thành đến khám tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong thời gian từ 09/2020 đến 08/2022. Phim CT scan được ghi nhận và phân tích để đo góc mỏm móc, đường kính lỗ thông xoang hàm, xác định viêm xoang hàm mạn tính. Kết quả: Giá trị góc mỏm móc trung bình là 33,45 ± 11,99°. không có mối liên quan giữa góc mỏm móc và viêm xoang hàm mạn tính cùng bên (p > 0,05). Đường kính lỗ thông xoang hàm trung bình là 2,65 ± 0,87mm. Kết luận: Giá trị góc mỏm móc và đường kính lỗ thông xoang hàm có thể xác định gần đúng bằng cách đo đạc trên CT scan. Góc mỏm móc không có mối liên quan với viêm xoang hàm mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Demir UL, Akca M, Ozpar R, Albayrak C, Hakyemez B. Anatomical correlation between existence of concha bullosa and maxillary sinus volume. Surgical and Radiologic Anatomy. 2015;37(9):1093-1098.
2. WAN Hongyan, YANG Yu, Zhenchang W. Imaging anatomical study of uncinate process and its neighboring structure in adult OMC. CHIN ARCH OTOLARYNGOL HEAD NECK SURG. 2013;20(7):363-366.
3. Khojastepour L, Haghnegahdar A, Khosravifard N. Suppl-1, M5: Role of Sinonasal Anatomic Variations in the Development of Maxillary Sinusitis: A Cone Beam CT Analysis. The open dentistry journal. 2017;11:367.
4. Peter SS, Nambiar P, Krishnan S, Al-Namnam NM. The Location and Diameter of the Primary Maxillary Sinus Ostium: A Cone-Beam Computed Tomography Study in Malaysians. Journal of International Dental and Medical Research. 2020;13(4):1365-1369.
5. Mudgade DK, Motghare PC, Kunjir GU, Darwade AD, Raut AS. Prevalence of anatomical variations in maxillary sinus using cone beam computed tomography. Journal of Indian Academy of Oral Medicine and Radiology. 2018;30(1):18.
6. R. G. Evaluation of Anatomy of the Maxillary Sinus Ostium: An Institutional Based Cadaveric Study. Int Arch BioMed Clin Res. 2020;6(3)
7. Reddy N, Shamkuwar S, Mokhasi V. Anatomy of the maxillary sinus ostium: a cadaveric study. Int J Anat Res. 2019;7(4.2):7097-7100.
8. Basurrah MA, Kim SW. Factors affecting dimensions of the ethmoid infundibulum and maxillary sinus natural ostium in a normal population. Saudi Medical Journal. 2021;42(9):981-985.