KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA THUỐC REMDESIVIR TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Nguyễn Ngọc Thành 1, Nguyễn Quốc Hòa 1, Huỳnh Phương Thảo 2, Đặng Hửu Lể 2, Nguyễn Ngọc Khôi 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tính hiệu quả và an toàn của remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 1734 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19 từ 15/07/2021 đến 15/09/2021, trong đó có 182 bệnh nhân COVID-19 có sử dụng ít nhất một liều remdesivir từ 16/08/2021 đến 15/09/2021. Kết quả: 1734 BN được đưa vào nghiên cứu có độ tuổi trung vị là 54; gần 90% BN khi nhập viện ở mức độ nhẹ/trung bình. Nhóm BN có sử dụng remdesivir và nhóm BN không sử dụng remdesivir có sự khác biệt về tuổi (p<0,001), chỉ số BMI (p<0,001), bệnh đái tháo đường mắc kèm (p=0,007) và sử dụng thông khí cơ học (p=0,002). Đối với nhóm BN có sử dụng remdesivir, kết quả ghi nhận được 22,5% bệnh nhân tử vong; các biến cố trong quá trình điều trị có dùng remdesivir gồm có biến cố hạ kali máu (75,3%), tăng men gan (55,5%), giảm độ lọc cầu thận (21,4%). Nhóm bệnh nhân sử dụng remdesivir không cải thiện tỉ lệ tử vong so với nhóm không sử dụng remdesivir (HR 1,30; 95% CI: 0,92 – 1,84). Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong (HR>1; p<0,05) bao gồm tuổi cao, bệnh kèm đái tháo đường, tăng ASL/ALT, mức độ nặng theo phân loại của Bộ Y tế, có bằng chứng nhiễm khuẩn. Các yếu tố giảm nguy cơ tử vong (HR<1; p<0,05) gồm độ thanh thải creatinin bình thường và có sử dụng thuốc kháng đông. Kết luận: Tỉ lệ tử vong của nhóm có sử dụng remdesivir không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sử dụng remdesivir. Các biến cố thường xảy ra nhất trong quá trình điều trị có remdesivir bao gồm tăng men gan, giảm độ lọc cầu thận và hạ kali máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. U.S. Food and Drug Administration, "FDA Approves First Treatment for COVID-19" https://www.fda.gov/ news-events/ press-announcements/ fda-approves-first-treatment-covid-19. [Accessed: July 12, 2022].
2. Bộ Y tế (2022), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", .
3. Infectious Diseases Society of America, "Division of AIDS (DAIDS) Table for Grading the Severity of Adult and Pediatric Adverse Events" https://rsc.niaid.nih.gov/ sites/ default/ files/ daidsgradingcorrectedv21.pdf. [Accessed: July 12, 2022].
4. Thanh Huyền B., Tất Trung N., Đức Tuấn N. (2022), "Hiệu quả của remdesivir trên bệnh nhân điều trị COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2021", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 26 (1), 292-298.
5. Bộ Y tế Việt Nam (2021), "Phụ lục 2: Trích hướng dẫn tạm thời sử dụng remdesivir 100 mg (5 mg/mL) theo hướng dẫn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA Hoa Kỳ), Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA)", .
6. Ohl M. E., Miller D. R., Lund B. C. et al. (2021), "Association of Remdesivir Treatment With Survival and Length of Hospital Stay Among US Veterans Hospitalized With COVID-19", JAMA Netw Open, 4 (7), e2114741.
7. Russo A., Binetti E., Borrazzo C. et al. (2021), "Efficacy of Remdesivir-Containing Therapy in Hospitalized COVID-19 Patients: A Prospective Clinical Experience", J Clin Med, 10 (17).
8. Izcovich A., Ragusa M. A., Tortosa F. et al. (2020), "Prognostic factors for severity and mortality in patients infected with COVID-19: A systematic review", PLoS One, 15 (11), e0241955.