THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI MẮC TIÊU CHẢY ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH

Võ Thị Thu Hương 1,, Lương Thị Thảo 2, Lương Thị Thảo 2
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Nhi Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiêu chảy cấp là một bệnh phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo WHO, nếu quản lý, chăm sóc và điều trị tốt cho trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà thì có thể cứu sống khoảng 1,8 triệu trẻ mỗi năm, do đó sự hiểu biết và kỹ năng xử trí ban đầu của người mẹ hoặc những người trực tiếp chăm sóc trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về xử trí ban đầu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp điều trị tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp đang điều trị tại Khoa tiêu hóa, bệnh viện Nhi Thái Bình. Phiếu khảo sát được xây dựng dựa trên tài liệu hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ (IMCI). Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 100% bà mẹ đều theo dõi số lần đi ngoài và các dấu hiệu khác khi trẻ mắc tiêu chảy trong 24 giờ đầu, tuy nhiên chỉ có 71,7% bà mẹ biết sử dụng dung dịch chống mất nước. Trong đó 23,3% bà mẹ pha Oresol theo hướng dẫn trên bao bì thuốc, có 76,7% các bà mẹ pha Oresol với 1 lít nước, 6,3% bà mẹ không biết thời gian sử dụng Oresol sau khi pha. Dấu hiệu nhận biết cho trẻ đến cơ sở y tế thì có 75% bà mẹ đưa trẻ tới cơ sở y tế khi trẻ bị nôn, 71,7% khi trẻ bị sốt và chỉ có 36,7 % các bà mẹ cho trẻ nhập viện khi có dấu hiệu khát nước. Kết luận: Kiến thức về xử trí ban đầu khi trẻ mắc tiêu chảy cấp của các bà mẹ vẫn còn nhiều thiếu hụt, cần có các chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức cho bà mẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2003). Hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ học viên (IMCI). Nhà xuất bản Y học
2. Rome Foundation. (2006). Guidelines Rome III Diagnostic Criteria for Functional Gastrointestinal Disorders, Journal of Gastrointestinal and Liver Disease; 15(3), 307 – 312
3. UNICEF - WHO (2016), "Diarrhoea rhọc viênains a leading killer of young children, despite the availability of a simple treatment solution".
4. WHO (2013). Diarrhoeal Disease https://www.unicef.org/specialsession/ about/sgreport-pdf/19_DiarrhoealDisease_ D7341Insert_English.pdf 9. Yasmin Mumtaz et al (2014). Knowled
5. Zulfiqar A. Bhutta and Rehana A. Salam (2012), "Global Nutrition Epidhọc viêniology and Trends", Ann Nutr Metab 61(1), pp. 19-27.