CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ CAO TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Thanh Dũng 1,2,, Thân Văn Sỹ 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hoá cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân (BN) xuất huyết tiêu hoá cao được can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong khoảng thời gian từ 10/2017 đến 10/2022. Kết quả: 65 bệnh nhân gồm 44 nam và 21 nữ với độ tuổi trung bình 56,5 tuổi. Nguyên nhân chảy máu: 24 BN sau phẫu thuật mật – tuỵ, 25 trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng chảy máu, 5 BN do viêm tuỵ, 5 BN sau đặt stent đường mật hoặc phẫu thuật đường mật, 2 BN sau chấn thương tụy, 3 BN do dị dạng mạch, 1 BN do u tá tràng chảy máu. 36 BN (55,4%) được thực hiện nội soi dạ dày – tá tràng trước can thiệp, trong đó có 30 BN phát hiện tổn thương nhưng can thiệp thất bại. 43 BN được truyền máu (66,1%), 11 BN (16,9%) phải dùng vận mạch trước can thiệp. Tổn thương trực tiếp được phát hiện ở 49 BN (75,4%): 20 BN có chảy máu hoạt động, 28 BN giả phình ĐM và 1 BN có hình ảnh lóc tách ĐM. 12 trường hợp dùng coils (18,5%), 19 BN dùng keo sinh học (29,2%), 33 trường hợp phối hợp coils và keo sinh học (50,7%), 1 trường hợp được nút mạch tạm thời bằng gelfoam (1,6%). Không có bệnh nhân nào chảy máu tái phát sau 24 giờ, 5 bệnh nhân chảy máu tái phát sau 14 ngày (7,7%). 2 BN có biểu hiện suy gan sau tắc ĐM gan riêng, trong đó có 1 trường hợp suy gan không hồi phục. 2 BN tử vong trong vòng 30 ngày (3,1%). Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiểu quản trong điều trị chảy máu tiêu hoá cao, đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa/can thiệp nội soi thất bại, hoặc những trường hợp biến chứng mạch máu sau can thiệp hoặc phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wong, T.C.L., et al., A comparison of angiographic embolization with surgery after failed endoscopic hemostasis to bleeding peptic ulcers. Gastrointestinal endoscopy, 2011. 73(5): p. 900-908.
2. Barkun, A.N., et al., International consensus recommendations on the management of patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding. Annals of internal medicine, 2010. 152(2): p. 101-113.
3. Mirsadraee, S., et al., Embolization for non-variceal upper gastrointestinal tract haemorrhage: a systematic review. Clinical radiology, 2011. 66 (6): p. 500-509.
4. Zhou, T.-Y., et al., Post-pancreaticoduodenectomy hemorrhage: DSA diagnosis and endovascular treatment. Oncotarget, 2017. 8(43): p. 73684.
5. Kim, J., et al., Endovascular intervention for management of pancreatitis-related bleeding: a retrospective analysis of thirty-seven patients at a single institution. Diagnostic and Interventional Radiology, 2015. 21(2): p. 140.
6. Lee, H.G., et al., Management of bleeding from pseudoaneurysms following pancreaticoduodenectomy. World Journal of Gastroenterology: WJG, 2010. 16(10): p. 1239.
7. Iswanto, S. and M.L. Nussbaum, Hepatic artery pseudoaneurysm after surgical treatment for pancreatic cancer: minimally invasive angiographic techniques as the preferred treatment. North American journal of medical sciences, 2014. 6(6): p. 287.
8. Jae, H.J., et al., Transcatheter arterial embolization of nonvariceal upper gastrointestinal bleeding with N-butyl cyanoacrylate. Korean journal of radiology, 2007. 8(1): p. 48-56.
9. Huang, Y.-S., et al., Transcatheter arterial embolization with N-butyl cyanoacrylate for nonvariceal upper gastrointestinal bleeding in hemodynamically unstable patients: results and predictors of clinical outcomes. Journal of Vascular and Interventional Radiology, 2014. 25(12): p. 1850-1857.