ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHỈ SỐ MEN GAN VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN Ở NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS SAU ĐIỀU TRỊ ARV TẠI TRUNG TÂM BỆNH NHIỆT ĐỚI, BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đoàn Thu Trà1,, Đỗ Duy Cường 1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều ARV lâu dài cho thấy sự liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng gan và thận ở bệnh nhân. Nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá tiến triển men gan và mức lọc thận ở người bệnh nhiễm HIV sau khi bắt đầu điều trị ARV tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu bệnh án điều trị của 648 bệnh nhân đăng ký và điều trị tại phòng khám ngoại trú, Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bạch Mai. Các chỉ số ALT, AST, Creatinin máu được đánh giá tại thời điểm trước điều trị ARV và 6 tháng/1 lần sau đó. Tổng thời gian đánh giá là 3 năm kể từ thời điểm bắt đầu điều trị. Kết quả nghiên cứu: Tại thời điểm ban đầu, tỉ lệ người bệnh có suy giảm mức lọc cầu thận<90 mL/phút/1,73m2 là 18,2%. Sau 6 tháng, tỉ lệ này tăng lên 24,5%; sau 12 tháng là 28,4%; 24 tháng là 29,0% và sau 36 tháng là 30,6%. Chỉ số men gan ALT và AST không có sự thay đổi đáng kể sau điều trị ARV. Phân tích từ mô hình GEE đa biến cho thấy, nguy cơ suy giảm mức lọc cầu thận gia tăng theo độ tuổi. Người bệnh điều trị bằng phác đồ có TDF có tỉ suất suy giảm mức lọc cầu thận cao gấp 2,69 lần so với nhóm sử dụng phác đồ AZT hoặc d4T (aOR=2,69; 95% CI=1,79 – 4,03). Hút thuốc lá hàng ngày cũng là yếu tố nguy cơ gia tăng suy giảm chức năng thận ở nhóm người bệnh nghiên cứu. Đối với tình trạng tăng men gan, lạm dụng rượu ở mức độ có hại là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu với aOR=1,46 (95% CI=1,08 – 1,97). Người bệnh điều trị phác đồ có EFV cũng có tỉ suất tăng men gan cao hơn với aOR=1,72 (95% CI=1,00 – 2,99). Kết luận: Nghiên cứu báo tỉ lệ cao có suy giảm mức lọc cầu thận và tỉ lệ trung bình có tăng men gan ở người bệnh HIV sau 3 năm điều trị ARV tại Bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Longenecker, C.T., et al., HIV viremia and changes in kidney function. AIDS (London, England), 2009. 23(9): p. 1089-1096.
2. Reust, C.E., Common adverse effects of antiretroviral therapy for HIV disease. Am Fam Physician, 2011. 83(12): p. 1443-51.
3. Kwo, P.Y., S.M. Cohen, and J.K. Lim, ACG Clinical Guideline: Evaluation of Abnormal Liver Chemistries. Am J Gastroenterol, 2017. 112(1): p. 18-35.
4. Lucas, G.M., et al., Decreased kidney function in a community-based cohort of HIV-Infected and HIV-negative individuals in Rakai, Uganda. J Acquir Immune Defic Syndr, 2010. 55(4): p. 491-4.
5. Peluso, M.J., et al., Liver function test abnormalities in a longitudinal cohort of Thai individuals treated since acute HIV infection. Journal of the International AIDS Society, 2020. 23(1): p. e25444-e25444.
6. Dusingize, J.C., et al., Association of Abnormal Liver Function Parameters with HIV Serostatus and CD4 Count in Antiretroviral-Naive Rwandan Women. AIDS research and human retroviruses, 2015. 31(7): p. 723-730.
7. Mocroft, A., et al., Development and validation of a risk score for chronic kidney disease in HIV infection using prospective cohort data from the D:A:D study. PLoS medicine, 2015. 12(3): p. e1001809-e1001809.
8. Sulkowski, M.S., et al., Hepatotoxicity associated with antiretroviral therapy in adults infected with human immunodeficiency virus and the role of hepatitis C or B virus infection. Jama, 2000. 283(1): p. 74-80.