NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP 14-DEOXY-11,12-DIDEHYDROANDROGRAPHOLID LÀM CHẤT ĐỐI CHIẾU TỪ CÂY XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu phân lập 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid làm chất đối chiếu từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees). Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là cây Xuyên tâm liên thu hái tại Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào tháng 01.2015. Mẫu đã được xác định tên khoa học tại Bộ môn Thực vật, Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh là Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, họ Ô rô (Acanthaceae) và được lưu giữ tại Khoa Kiểm nghiệm Đông dược - Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện là chiết xuất, phân lập và tinh chế 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid. Xác định cấu trúc bằng phương pháp phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ khối MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân với các kỹ thuật đo 1H-NMR, 13C-CPD, DEPT, HSQC, HMBC, COSY. Tiến hành kiểm tra độ tinh khiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao, phương pháp phân tích nhiệt vi sai. Định lượng 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid và thẩm định quy trình bằng phương pháp sắc ký lỏng với các chỉ tiêu: tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ lặp lại, độ tái lặp, độ đúng. Kết quả: Từ 3,1 kg bột dược liệu lá Xuyên tâm liên được chiết nóng ở 70 °C với methanol, thu được 514,26 g cao toàn phần methanol (MO). Kết tinh lạnh qua đêm thu được 506,65 g cao methanol (M) đã tách andrographolid, lắc phân bố tuần tự với dung môi n-hexan (loại tạp), cloroform thu được cao cloroform (414,83 g). Lấy 15,2 g cao cloroform tiến hành sắc ký cột cổ điển (Cột I). Rửa giải với dung môi cloroform – ethyl acetat thay đổi từ (100 : 0) đến (75 : 25) thu được 800,25 mg chất DP ở dạng tinh thể hình kim, tiếp tục tinh chế bằng cách qua sắc ký cột cổ điển (Cột II) với hệ cloroform – ethyl acetat thay đổi từ (100 : 0) đến (95 : 5) thu được 700,32 mg chất ở dạng tinh thể hình kim màu trắng (DP). Từ kết quả phân tích phổ UV, IR, MS, NMR cho thấy cấu trúc của chất DP là 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid tương ứng với công thức C20H28O4. Kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC có độ tinh khiết 99,99%. Xác định hàm lượng 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid là 96,51 %. Qui trình định lượng đã được thẩm định. Thiết lập chất đối chiếu 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid theo qui trình định lượng đã được thẩm định. Xác định độ tinh khiết sắc ký thông qua đánh giá liên phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và ISO 17025, mỗi phòng 6 lọ ngẫu nhiên. Từ kết quả của 3 PTN, xác định giá trị ấn định theo ISO 13528. Giá trị ấn định của 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid sau khi tính toán là 96,51%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã chứng minh 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid được chiết xuất từ lá cây Xuyên tâm liên đạt hàm lượng 96,51 %. Qui trình định lượng 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid có tính tuyến tính trong khoảng từ 123,54 – 286,99 mg/ml với R2 = 0,9995, độ lặp lại tốt với RSD < 2%, độ đúng với tỉ lệ phục hồi cao 98,02 – 101,34%. 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid thu được dùng làm chuẩn để kiểm nghiệm chất lượng của dược liệu Xuyên tâm liên và các chế phẩm bào chế từ dược liệu này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuyên tâm liên, diterpen lacton, 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolid, HPLC
Tài liệu tham khảo
2. Dey YN, Kumari S, Ota S, Srikanth N. Phytopharmacological review of Andrographis paniculata (Burm. f) Wall. ex Nees. International Journal of Nutrition, Pharmacology, Neurological Diseases. 2013;3(1):3.
3. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2004.
4. Hossain S, Urbi Z, Karuniawati H, et al. Andrographis paniculata (Burm. f.) Wall. ex Nees: An Updated Review of Phytochemistry, Antimicrobial Pharmacology, and Clinical Safety and Efficacy. Life (Basel, Switzerland). 2021;11(4).
5.International Organisation for Standardization. Guide 13528:2015 Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparisons. 2015;2:1-89.
6. Kumar A, Dora J, Singh A, Tripathi R. A review on king of bitter (Kalmegh). International Journal of Research in Pharmacy and Chemistry. 2012;2(1):116-124.
7. Maloney KN. Biologically active natural products from plants and their endophytes [Doctor of Philosophy Dissertation], Cornell University; 2007.
8. Subramanian R, Asmawi Z, Sadikun A. A bitter plant with a sweet future? A comprehensive review of an oriental medicinal plant: Andrographis paniculata. Phytochemistry Reviews. 2012;11(1):39-75.