ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO ĐẾN TÁI KHÁM TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đào Việt Phương 1,2,3,, Đỗ Thị Kim Chi 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia HN
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ não (ĐQN) là nguyên nhân gây tử vong cao, để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cho những người sống sót [1]. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) tổng thể và theo từng lĩnh vực ở bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang đo chất lượng cuộc sống dành riêng cho đột quỵ (SS-QOL); xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến CLCS sau đột quỵ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trênbệnh nhân sau khởi phát ĐQN 1 tháng đến tái khám tại Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Bạch Mai. Bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng gồm 3 phần: Thông tin chung đánh giá tình trạng độc lập chức năng sinh hoạt cơ bản hằng ngày bằng thang điểm Barthel, Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống SS-QOL cho người bệnh ĐQN. Kết quả: Từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, có 207 bệnh nhân bị đột quỵ não được tái khám sau 1 tháng tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Bạch Mai. Tỉ lệ người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt chiếm 36,23%, đặc biệt cao ở lĩnh vực sức khỏe chức năng.  Người bệnh có CLCS kém chiếm tỉ lệ thấp 1,45%. Tỷ lệ người bệnh sau điều trị ĐQN 1 tháng có thể độc lập chức năng sinh hoạt cơ bản hàng ngày (Chỉ số Barthel) chiếm tỷ lệ cao, trên 90%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tuổi càng cao thì CLCS càng thấp, những người không bị mắc bệnh nào có CLCS tốt hơn những người bị mắc từ 1 bệnh lý kèm theo trở lên ở lĩnh vực sức khỏe chức năng, Chỉ số Barthel càng càng cao bệnh nhân càng có CLCS tốt trên tất cả các lĩnh vực của CLCS. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Kết luận: Sau 1 tháng điều trị, người bệnh có chất lượng cuộc sống từ trung bình đến tốt khá cao đặc biệt ở lĩnh vực sức khỏe chức năng. Có sự ảnh hưởng của tuổi, số lượng bệnh lý kèm theo đặc biệt là tăng huyết áp, chỉ số Barthel lên các lĩnh vực chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Yến Nhi (2010), “Kết quả phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch não tại bệnh viện điều dưỡng – phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế năm 2005-2009”, đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện điều dưỡng – phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế.
2. World Stroke Organization (2015). World Stroke Campaign, [Accessed 16 October 2016].
3. Nguyễn Đình Tuấn (2020) “Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ở tháng thứ 3 sau đột quỵ não theo thang đo tác động của đột quỵ não (SIS 3.0)” luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội
4. Đặng Thị Hân (2017) “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Nam Định năm 2017”, Tạp chí Khoa học điều dưỡng, tập 1 số 02
5. Cao Phi Phong và Trần Trung Thành (2013) “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đột quỵ”, Báo khoa học thành phố Hồ Chí Minh, 1(17), 78-84
6. Sarah M. Alotaibi et al (2021) “Assessment of the stroke-specific quality-of-life scale in KFHU, Khobar”, Neurosciences Journal, 26 (2),171-178.