TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN PROTEIN KOJA DUNG HỢP VỚI SUMO TRÊN ESCHERICHIA COLI

Nguyễn Quốc Thái 1,, Dương Mai Hồng 1, Vũ Thanh Thảo 1, Trương Phương 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Acid kojic là một tác nhân làm trắng da được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm. Acid kojic được sản xuất bằng phương pháp lên men từ nấm, quá trình này tốn nhiều thời gian và giá sản phẩm tạo ra khá cao. Nghiên cứu gần đây trên Aspergillus oryzae đã chỉ ra sản phẩm mã hoá từ gen kojA có liên quan đến phản ứng tổng hợp acid kojic từ glucose. Mục đích: tạo được protein KojA tái tổ hợp dạng dung hợp với SUMO trên Escherichia coli. Phương pháp: Tạo dòng chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-kojA có khả năng biểu hiện protein KojA ở dạng dung hợp với SUMO. Hòa tan thể vùi KojA và tinh chế thu nhận KojA bằng IMAC. Kết quả: Chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-kojA có khả năng tạo KojA với hiệu suất cao ở dạng thể vùi (môi trường TB, thêm 0,1 mM IPTG ở 25°C). Thể vùi có khả năng hòa tan trong dung dịch urê 6 M, pH 12 ở 25°C và được tinh chế bằng IMAC với hiệu suất 37 mg/L dịch nuôi cấy. Kết luận: Nghiên cứu đã tạo dòng thành công chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-kojA có khả năng tạo KojA với hiệu suất cao ở dạng thể vùi. Tinh chế protein KojA thành công bằng cột sắc ký ái lực trên cột Ni Sepharose.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mohamad R., Mohamed M. S., Suhaili N. et al. (2010), "Kojic acid: Applications and development of fermentation process for production", Biotechnology and Molecular Biology Reviews. 5 (2), pp. 24-37.
2. Terabayashi Y., Sano M., Yamane N. et al. (2010), "Identification and characterization of genes responsible for biosynthesis of kojic acid, an industrially important compound from Aspergillus oryzae", Fungal Genetics and Biology. 47 (12), pp. 953-961.
3. Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Duy Thạch (2023), “Dự đoán khả năng hoà tan và thiết kế vector biểu hiện protein KojA trong con đường sinh tổng hợp acid kojic”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 526, tháng 5, số 2, tr.
4. Studier, F. W. (2005) “Protein production by auto-induction in high-density shaking cultures”, Protein expression and purification, 41 (1), pp. 207-234.
5. Bradford, M. M. (1976). “A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding”, Analytical biochemistry, 72 (1-2), pp. 248-254.