KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY ĐẦU DƯỚI HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN BẰNG KỸ THUẬT ÍT XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 31 bệnh nhân gãy đầu dưới hai xương cẳng chân được kết hợp xương nẹp vít ít xâm lấn (MIPO: Minimal invassive plate osteosynthesis). Kết quả: Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông 70,97%. Phân loại theo AO: gãy loại A1 54,84%, gãy loại A2 25,81% và gãy loại A3 19,35%. Thời gian nằm viện trung bình là 7,13 ±1,76 ngày. Kết quả nắn chỉnh giải phẫu theo tiêu chuẩn của Larson và Bostman tốt và rất tốt với tỉ lệ là 83,87%, trung bình chiếm 16,13%. Kết quả liền xương theo tiêu chuẩn của JL Haas và JY De La Cafinière: xương liền tốt và rất tốt chiếm 83,87%, liền xương trung bình chiếm 16,13%. Thời gian liền xương trung bình 19,3 tuần. Kết quả phục hồi chức năng theo thang điểm AOFAS tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ 87,1%, trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%, không có kết quả phục hồi kém. Kết quả chung: tốt và rất tốt chiếm tỉ lệ cao 87,1%, trung bình chiếm tỉ lệ 12,9%. Kết luận: MIPO là phương pháp điều trị tốt đối với gãy đầu dưới xương chày, làm giảm tổn thương phần mềm trong phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn, đầu dưới xương chày, nẹp khoá
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Tiến Bình (2009), Ðiều trị gãy hở và di chứng hai xương cẳng chân, Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Văn Trường (2012), Ðánh giá kết quả điều trị gãy hở đầu xa hai xương cẳng chân bằng cố định ngoài tại bệnh viện hữu nghị Việt Ðức, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Phan Văn Ngọc và cs (2019), Điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng kỹ thuật ít xâm lấn tại bệnh viện Sài Gòn Ito Phú Nhuận, Tạp chí Chấn Thương Chỉnh Hình số đặc biệt, tr. 195- 203.
5. Trần Hoàng Tùng (2006), Ðiều trị kết hợp xương nẹp vít gãy kín hai xương cẳng chân bằng kĩ thuật ít xâm lấn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
6. Collinge C, Protzman R (2010), Outcomes of minimally invasive plate osteosynthesis for metaphyseal distal tibia fractures, J Orthop Trauma. 24(1), pp. 4-9.
7. Rakesh K. Gupta et al (2010), Locking plate fixation in distal metaphyseal tibial fractures: series of 79 patients, Int Orthop. 34(8), pp. 85-90.
8. Hazarika S, Chakravarthy J, Cooper J (2006), Minimally invasive locking plate osteosynthesis for fractures of the distal tibia - results in 20 patients, Injury. 37(9), pp. 77-87.
9. Lau T. W (2008), Wound complication of minimally invasive plate osteosynthesis in distal tibia fractures, Int Orthop. 32(5), pp. 697-703.