THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH VIÊM TUỴ CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nuôi dưỡng của người bệnh viêm tuỵ cấp điều trị tại khoa Hồi sức tích cực–Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 89 người bệnh viêm tuỵ cấp từ 18 tuổi trở lên được khảo sát và đánh giá khẩu phần ăn trong quá trình nằm viện. Kết quả: Thời gian nhịn ăn trung bình là 3 ngày. Trong 3 ngày đầu người bệnh chủ yếu được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, từ ngày 3 bệnh nhân bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hoá và tăng dần năng lượng theo từng ngày điều trị. Nhóm nuôi ăn trở lại sớm qua đường tiêu hoá (<72h) có thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm còn lại (7,8 ± 3,2 ngày so với 12,8 ± 8,3 ngày). Kết luận: Trong 3 ngày đầu nhập viện người bệnh chủ yếu được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, sau khi chuyển qua nuôi dưỡng đường tiêu hoá khẩu phần ăn tăng dần theo khả năng dung nạp của người bệnh. Nuôi dưỡng sớm qua đường tiêu hoá (<72h) ở người bệnh viêm tuỵ cấp có khả năng rút ngắn thời gian nằm viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tuỵ cấp, nuôi dưỡng, Xanh Pôn
Tài liệu tham khảo
2. Rivelsrud M., Paur I., Sygnestveit K., et al. (2021). Nutritional treatment is associated with longer survival in patients with pancreatic disease and concomitant risk of malnutrition. Clinical Nutrition, 40(4), 2128–2137.
3. Arvanitakis M., Ockenga J., Bezmarevic M., et al. (2020). ESPEN guideline on clinical nutrition in acute and chronic pancreatitis. Clinical Nutrition, 39(3), 612–631.
4. Nguyễn Thu Minh, Vũ Trường Khanh, and Nguyễn Hoàng Anh (2014). Khảo sát thực trạng nuôi dưỡng nhân tạo trên bệnh nhân viêm tụy cấp tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Dược học, 462(10/2014), 7–14.
5. Nguyễn Thanh Liêm and Lê Thành Lý (2014). Liên quan giữa tăng Triglycerid máu và độ nặng viêm tuỵ cấp theo lâm sàng và theo tiêu chuẩn RANSON. Tạp chí Y học thực hành, 903(Số 1/2014), 11–14.
6. Võ Thị Lương Trân (2018). So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Viêm tuỵ cấp do tăng TRiglyceride máu với viêm tuỵ cấp do các nguyên nhân khác. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(2), 8.
7. McClave S.A., Taylor B.E., Martindale R.G., et al. (2016). Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support Therapy in the Adult Critically Ill Patient: Society of Critical Care Medicine (SCCM) and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N.). JPEN J Parenter Enteral Nutr, 40(2), 159–211.
8. Reintam Blaser A., Starkopf J., Alhazzani W., et al. (2017). Early enteral nutrition in critically ill patients: ESICM clinical practice guidelines. Intensive Care Med, 43(3), 380–398.
9. Lakananurak N. and Gramlich L. (2020). Nutrition management in acute pancreatitis: Clinical practice consideration. World J Clin Cases, 8(9), 1561–1573.