ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DINH DƯỠNG VÀ THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT BỤNG TẠI ĐƠN VỊ HỒI SỨC TÍCH CỰC NGOẠI KHOA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá nguy cơ dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật bụng tại đơn vị hồi sức ngoại khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 60 người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng được điều trị tại đơn vị hồi sức ngoại Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 1 đến tháng 4/2022. Thang điểm mNUTRIC được dùng để đánh giá nguy cơ dinh dưỡng, thành phần và lượng kcal nuôi dưỡng trong 24 giờ đầu được ghi nhận. Kết quả: Tuổi trung bình là 67,4 ± 14,5 năm. Điểm SOFA, APACHE II và mNUTRIC trung bình lần lượt là: 5,0 ± 2,3; 13,9 ± 4,4 và 3,4 ± 1,5. Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng cao (điểm mNUTRIC≥5) là 31,7%. Trong 24 giờ đầu, 100% người bệnh được nuôi dưỡng tĩnh mạch và có tới 80% được truyền cả 3 thành phần (glucose, protein, lipid). Năng lượng nuôi dưỡng trung bình trong 24 giờ đầu là 980,9 ± 250,4 kcal, lượng protein đạt 1,0 ± 0,7 g/kg/ngày. Kết luận: Tại đơn vị hồi sức ngoại khoa có 31,7% người bệnh sau phẫu thuật bụng có nguy cơ dinh dưỡng cao. Trong 24 giờ đầu các bệnh nhân đều được nuôi dưỡng tĩnh mạch với mức năng lượng trung bình là 980,9 ± 250,4 kcal.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nguy cơ dinh dưỡng, thang điểm mNUTRIC, phẫu thuật ổ bụng, hồi sức tích cực ngoại khoa.
Tài liệu tham khảo
2. Rahman A., Hasan R.M., Agarwala R., et al. Identifying critically-ill patients who will benefit most from nutritional therapy: Further validation of the “modified NUTRIC” nutritional risk assessment tool. Clin. Nutr. 2016;35:158–162. doi: 10.1016/j.clnu.2015.01.015.
3. Weimann A, Braga M, Carli F, et al. ESPEN guideline: Clinical nutrition in surgery. Clin Nutr Edinb Scotl. 2017;36(3):623-650. doi:10.1016/j.clnu.2017.02.013
4. Soeters P, Bozzetti F, Cynober L, et al. Meta-analysis is not enough: The critical role of pathophysiology in determining optimal care in clinical nutrition. Clin Nutr Edinb Scotl. 2016;35(3):748-757. doi:10.1016/j.clnu.2015.08.008.
5. McClave SA, Taylor BE, Martindale RG, et al. Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support Therapy in the Adult Critically Ill Patient: Society of Critical Care Medicine (SCCM) and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N.). JPEN J Parenter Enteral Nutr. 2016;40(2):159-211. doi:10.1177/ 0148607115621863.
6. Im KM, Kim EY. Identification of ICU Patients with High Nutritional Risk after Abdominal Surgery Using Modified NUTRIC Score and the Association of Energy Adequacy with 90-Day Mortality. Nutrients. 2022;14(5):946. doi:10.3390/nu14050946.
7. Singer P, Blaser AR, Berger MM, et al. ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clin Nutr Edinb Scotl. 2019;38(1):48-79. doi:10.1016/j.clnu.2018.08.037.
8. Lin PY, Yen YT, Lam CT, Li KC, Lu MJ, Hsu HS. Use of modified-NUTRIC score to assess nutritional risk in surgical intensive care unit. J Chin Med Assoc. 2021;84(9):860. doi:10.1097/JCMA.0000000000000565.
9. Jung YT, Park JY, Jeon J, et al. Association of Inadequate Caloric Supplementation with 30-Day Mortality in Critically Ill Postoperative Patients with High Modified NUTRIC Score. Nutrients. 2018 Oct 29;10(11):1589. doi: 10.3390/nu10111589.
10. Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Phú, Nghiêm Nguyệt Thu. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Lão khoa năm 2017 - 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2018;14:9-15.