SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA BỘ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CHỨC NĂNG AGELOC TR90 TRÊN ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ NGUYÊN PHÁT

Vũ Minh Hoàn 1, Nguyễn Thị Thanh Tú 2,
1 Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả của bộ sản phẩm TPCN ageLOC TR90 trên đối tượng thừa cân và béo phì nguyên phát. Đối tượng: 20 đối tượng được chẩn đoán thừa cân và 40 đối tượng được chẩn đoán béo phì nguyên phát từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh kết quả trước sau điều trị và so sánh giữa 2 nhóm. Kết quả: Sau 90 ngày sử dụng sản phẩm: Chỉ số cân nặng trung bình của nhóm béo phì giảm 3,33 ± 1,80 (kg), nhiều hơn nhóm thừa cân (giảm 1,95 ± 1,01 (kg) (p < 0,05); Chỉ số BMI trung bình của nhóm béo phì giảm 1,27 ± 0,67, nhiều hơn nhóm thừa cân (giảm 0,80 ± 0,39) (p < 0,05). Chu vi vòng eo trung bình của nhóm béo phì giảm ít hơn nhóm thừa cân (p > 0,05); chu vi vòng hông trung bình, chu vi vòng đùi trung bình, chu vi vòng bắp tay trung bình và chu vi vòng bắp chân trung bình của nhóm béo phì giảm nhiều hơn nhóm thừa cân (p > 0,05). Kết luận: Cân nặng và BMI trung bình của nhóm béo phì giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm thừa cân (p < 0,05); các chỉ số khác (chu vi vòng hông trung bình, vòng đùi trung bình, vòng bắp tay trung bình và vòng bắp chân trung bình) của nhóm béo phì giảm nhiều hơn so với nhóm thừa cân nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam. Accessed June 12, 2022. https://tihe.org.vn/tin-tuc/chi-tiet/176-Ket-qua-dieu-tra-quoc-gia-yeu-to-nguy-co-benh-khong-lay-nhiem-o-Viet-Nam.
2. Đỗ Trung Quân (2015), Bệnh nội tiết chuyển hóa thường, Nhà xuất bản y học, tr.313-323.
3. Von Lengerke Thomas, Krauth Christian (2011), "Economic costs of adult obesity: a review of recent European studies with a focus on subgroup-specific costs", Maturitas, 69(3), pp. 220-229.
4. Obesity and overweight. Accessed June 15, 2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight.
5. Song HJ, Hwang J, Pi S, et al. The impact of obesity and overweight on medical expenditures and disease incidence in Korea from 2002 to 2013. PloS One. 2018;13(5):e0197057. doi:10.1371/journal.pone.0197057.
6. Pharmanex. A Phase IV, Open-Label, Parallel Group, Single-Center Study on the Effects of a Nutritional Supplement Combination on Body Weight Management Over a 90-Day Period. clinicaltrials.gov; 2014. Accessed November 9, 2022. https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT01725958.
7. Karimi-Nazari E, Nadjarzadeh A, Masoumi R, et al. Effect of saffron (Crocus sativus L.) on lipid profile, glycemic indices and antioxidant status among overweight/obese prediabetic individuals: A double-blinded, randomized controlled trial. Clin Nutr ESPEN. 2019;34:130-136. doi:10.1016/ j.clnesp.2019.07.012.
8. Makino-Wakagi Y, Yoshimura Y, Uzawa Y, Zaima N, Moriyama T, Kawamura Y. Ellagic acid in pomegranate suppresses resistin secretion by a novel regulatory mechanism involving the degradation of intracellular resistin protein in adipocytes. Biochem Biophys Res Commun. 2012;417(2):880-885. doi:10.1016/j.bbrc.2011.12.067.