KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ U TẾ BÀO MẦM ÁC TÍNH NGOÀI SỌ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đào Thị Thanh An1,, Tô Thùy Nhi 2, Nguyễn Hoan Châu 2, Trương Đình Khải 1, Trần Diệp Tuấn 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan và mục tiêu: U tế bào mầm là nhóm bệnh ác tính có nguồn gốc từ các tế bào sinh dục trong quá trình phát triển và di chuyển. U có thể xuất phát từ đường sinh dục như tại tinh hoàn, buồng trứng, hay ngoài sinh dục như u nội sọ, u trung thất, cùng cụt, tử cung, âm đạo và chiếm 3,5% các loại ung thư trẻ em dưới 15 tuổi. Các biện pháp điều trị u tế bào mầm ác tính bao gồm phẫu thuật, hoá trị và xạ trị trong đó xạ trị ngày càng ít được sử dụng vì những hậu quả lâu dài do tia xạ gây ra trên trẻ em. Nghiên cứu này với mục tiêu mô tả tiên lượng sau ít nhất 2 năm điều trị của u tế bào mầm ác tính ngoài sọ và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ Tất cả những bệnh nhi được chẩn đoán u tế bào mầm ác tính ngoài sọ tại Khoa Ung Bướu Huyết Học, Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/01/2011 đến 31/07/2019. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm REDCap và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Đánh giá hiệu quả điều trị qua EFS và OS: sử dụng phương pháp Kaplan-Meier để ước lượng tỷ lệ sống còn và so sánh bằng phương pháp log-rank test 2 chiều. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 69 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu trong đó u tế bào mầm ác tính tại đường sinh dục chiếm 69,6%. Tổng thời gian theo dõi trung bình là 53,3 tháng, tỉ lệ sống toàn bộ vào 24 tháng và 60 tháng đều là 92,5%; tỉ lệ sống không biến cố vào 24 tháng và 60 tháng đều là 91%. Tỉ lệ tái phát là 5,8%, tỉ lệ bỏ trị hay không tuân thủ điều trị là 11,6%. Tỉ lệ sống toàn bộ u tế bào mầm giai đoạn I-II là 100%, giai đoạn III-IV là 86,2%. Tỉ lệ sống không biến cố u tế bào mầm ác tính ngoài sọ giai đoạn I-II là 97%, giai đoạn III-IV là 86,2%. Các yếu tố có liên quan đến tỉ lệ sống toàn bộ 5 năm thấp là phân tầng nguy cơ, giai đoạn u khi chẩn đoán, tình trạng tăng AFP > 10,000 kU/L, tình trạng LDH > 400 IU/L khi chẩn đoán, tình trạng bỏ trị. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm không biến cố là phân tầng nguy cơ, tình trạng tăng LDH khi chẩn đoán, vị trí khối u. Kết luận: U tế bào mầm ác tính ngoài sọ ở trẻ em có tiên lượng rất tốt, tương đương với kết quả điều trị trong nước và khu vực với OS 5 năm là 92,5%; EFS 5 năm là 91%. Các yếu liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm toàn bộ thấp là phân tầng nguy cơ cao, giai đoạn III-IV khi chẩn đoán, tăng AFP > 10,000 kU/L, tăng LDH > 400 IU/L khi cẩn đoán và tình trạng bỏ trị. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sống 5 năm không biến cố thấp là phân tầng nguy cơ cao, tình trạng tăng LDH > 400 IU/L, vị trí khối u ngoài sinh dục. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. G. Calaminus et al. (2020), "Age-Dependent Presentation and Clinical Course of 1465 Patients Aged 0 to Less than 18 Years with Ovarian or Testicular Germ Cell Tumors; Data of the MAKEI 96 Protocol Revisited in the Light of Prenatal Germ Cell Biology", Cancers (Basel), 12, (3),
2. G. Cecchetto (2014), "Gonadal germ cell tumors in children and adolescents", J Indian Assoc Pediatr Surg, 19, (4), 189-194
3. S. Depani et al. (2019), "Results from the UK Children's Cancer and Leukaemia Group study of extracranial germ cell tumours in children and adolescents (GCIII)", Eur J Cancer, 118, 49-57
4. A. L. Frazier et al. (2015), "Revised risk classification for pediatric extracranial germ cell tumors based on 25 years of clinical trial data from the United Kingdom and United States", J Clin Oncol, 33, (2), 195-201
5. C. C. C. Hulsker et al. (2021), "Treatment and Survival of Malignant Extracranial Germ Cell Tumours in the Paediatric Population: A Systematic Review and Meta-Analysis", Cancers (Basel), 13, (14),
6. "International Germ Cell Consensus Classification: a prognostic factor-based staging system for metastatic germ cell cancers. International Germ Cell Cancer Collaborative Group", (1997), J Clin Oncol, 15, (2), 594-603
7. Hemanth Kumar et al. (2020), "Analysis of extra-cranial germ cell tumors in male children: Experience from a single centre in India", Pediatric Hematology Oncology Journal, 5, (2), 37-42
8. B. N. Lan et al. (2019), "Adherence to childhood cancer treatment: a prospective cohort study from Northern Vietnam", BMJ Open, 9, (8), e026863
9. A. E. Lawrence et al. (2020), "Understanding the Value of Tumor Markers in Pediatric Ovarian Neoplasms", J Pediatr Surg, 55, (1), 122-125
10. L. F. Lopes et al. (2009), "Cisplatin and etoposide in childhood germ cell tumor: brazilian pediatric oncology society protocol GCT-91", J Clin Oncol, 27, (8), 1297-1303
11. J. R. Mann et al. (2000), "The United Kingdom Children's Cancer Study Group's second germ cell tumor study: carboplatin, etoposide, and bleomycin are effective treatment for children with malignant extracranial germ cell tumors, with acceptable toxicity", J Clin Oncol, 18, (22), 3809-3818