TÍNH LINH HOẠT CỦA VẠT ĐÙI TRƯỚC NGOÀI ĐIỀU TRỊ CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM PHỨC TẠP VÙNG CỔ BÀN CHÂN

Vũ Thị Dung 1,2,, Trần Thiết Sơn 2,3, Phạm Thị Việt Dung 1,2,3
1 Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính tính linh hoạt của vạt đùi trước ngoài (ĐTN) tự do trong việc tái tạo các KHPM phức tạp vùng cổ bàn chân. Phương pháp: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 11 năm 2022, 45 bệnh nhâncó KHPM phức tạp vùng cổ bàn chân đã được tạo hình bằng các dạng vạt ĐTN tự do tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ sống của vạt là 97,78%. Có 17/45 BN có KHPM vùng tỳ đè, trong đó có 2/45 BN có tổn khuyết kèm viêm xương gót mạn tính; có 3/45 BN có khuyết kèm mất đoạn gân Achille; còn lại là tổn khuyết vùng mu chân và cổ chân. Có 34 vạt da cân, 6 vạt chùm da – cơ, 3 vạt chùm da – cân và 2 vạt chùm da – da được sử dụng. Có 14/45 BN làm mỏng vạt thì đầu, trong đó có 4 vạt làm mỏng vi phẫu tích. Kết quả xa tất cả các BN đều liền thương tốt, không có trường hợp nào bị trợt loét, khả năng che phủ KHPM là đáng tin cậy, thẩm mỹ bàn chân mức độ tốt và khá chiếm 97,78%. Tất cả cá BN có thể tự đi lại được, có 44/45 BN đi giày dép thông thường. Kết luận: Các dạng thiết kế linh hoạt của vạt ĐTN là một lựa chọn khả thi để tạo hình các KHPM phức tạp vùng cổ bàn chân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thiele JR, Weiß J, Braig D, Zeller J, Stark GB, Eisenhardt SU. Evaluation of the Suprafascial Thin ALT Flap in Foot and Ankle Reconstruction. J Reconstr Microsurg. 2022; 38(2):151-159. doi:10.1055/s-0041-1731763
2. He J, Guliyeva G, Wu P, Yu F, Qing L, Tang J. Reconstruction of Complex Soft Tissue Defects of the Heel With Versatile Double Skin Paddle Anterolateral Thigh Perforator Flaps: An Innovative Way to Restore Heel Shape. Front Surg. 2022;9:836505. doi:10.3389/ fsurg. 2022.836505
3. Hallock GG. Distally based flaps for skin coverage of the foot and ankle. Foot Ankle Int. 1996; 17(6):343-348. doi:10.1177/ 107110079601700609
4. Liu L, Cao X, Zou L, Li Z, Cao X, Cai J. Extended Anterolateral Thigh Flaps for Reconstruction of Extensive Defects of the Foot and Ankle. di Pompeo d’Illasi FS, ed. PLoS ONE. 2013;8(12):e83696. doi:10.1371/journal.pone.0083696
5. Pappalardo M, Jeng SF, Sadigh PL, Shih HS. Versatility of the Free Anterolateral Thigh Flap in the Reconstruction of Large Defects of the Weight-Bearing Foot: A Single-Center Experience with 20 Consecutive Cases. J Reconstr Microsurg. 2016; 32(7):562-570. doi:10.1055/s-0036-1584204
6. Hidalgo DA, Shaw WW. Reconstruction of foot injuries. Clin Plast Surg. 1986;13(4):663-680.
7. Soltanian H, Garcia RM, Hollenbeck ST. Current Concepts in Lower Extremity Reconstruction. Plast Reconstr Surg. 2015; 136 (6): 815e-829e. doi:10.1097/ PRS.0000000000001807
8. Jm B, Pw S, Sa L. Lower Extremity Functional Scale (LEFS).
9. Chen L, Zhang Z, Li R, Liu Z, Liu Y. Reconstruction of extensive plantar forefoot defects with free anterolateral thigh flap. Medicine (Baltimore). 2020;99(50):e20819. doi:10.1097/ MD.0000000000020819
10. Hong JP, Kim EK. Sole reconstruction using anterolateral thigh perforator free flaps. Plast Reconstr Surg. 2007;119(1):186-193. doi:10.1097/ 01.prs.0000244856.98170.9c