ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ X-QUANG CỦA TRẺ EM MẮC COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 8, TỈNH NGHỆ AN

Trần Thị Thúy Hà1,2, Nguyễn Thị Phương Mai1, Nguyễn Thị Thanh Mai1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị, Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và Xquang của trẻ em mắc COVID- 19. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu được tiến hành ở 663 trẻ ≤ 16 tuổi có kết quả RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 8, tỉnh Nghệ An từ 25/10/2021 - 25/12/2021. Kết quả: 15,5% trẻ mắc COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, 80,2% là thể nhẹ và 4,2% là thể trung bình. Trong số 560 trẻ có triệu chứng lâm sàng, phổ biến nhất là sốt (60,7%), sau đó là ho (40,5%), triệu chứng ở mũi (8,4%), nôn (6,8%) và tiêu chảy (8%). Khó thở và SpO2 ≤ 95%, có rales ở phổi gặp tỷ lệ thấp (≤ 5%). Giảm tổng số bạch cầu được báo cáo ở 67,1% số trường hợp và 1/3 số trẻ có tăng bạch cầu lympho. 74,5% có tăng D-Dimer với giá trị trung vị là 370,5 mmol/l, cao nhất là 123.69 mmol/l. Trong số 278 trẻ (41,9%) được đánh giá tổn thương phổi bằng Xquang ngực và siêu âm phổi, có 22,3% phát hiện thấy tổn thương kính mờ, 10,9 % có tổn thương dạng B-line và 2,9% có đông đặc phổi. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ mắc COVID-19 chủ yếu ở thể nhẹ và trung bình. Tuy nhiên cần theo dõi, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các triệu chứng để hạn chế nguy cơ diễn biến nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO [Internet]. Novel coronavirus (2019-nCoV) situation report-11 [cited 2020 Apr 18]. Available from: https://www.who.int/docs/default source/coronaviruse/situation-reports/20200131-sitrep-11-ncov.pdf? sfvrsn=de7c0f7_4.
2. Zhu N, Zhang DY, Wang WL, Li XW, Yang B, Song JD, et al. A novel coronavirus from patients with pneumonia in China, 2019. N Engl J Med. 2020; 382:727–733. https://doi.org/ 10.1056/ NEJMoa2001017 PMID: 31978945.
3. Chang TH, Wu JL, Chang LY. Clinical characteristics and diagnostic challenges of pediatric COVID-19: A systematic review and meta-analysis. Journal of the Formosan Medical Association. 2020;119(5):982-989. doi: 10.1016/j.jfma.2020.04.007NEJMc2005073.pdf.
4. Oterino Serrano C, Alonso E, Andrés M, et al. Pediatric chest x-ray in covid-19 infection. European Journal of Radiology. 2020;131:109236. doi:10.1016/j.ejrad.2020.109236
5. Zhang C, Gu J, Chen Q, Deng N, Li J, Huang L, et al. (2020) Clinical and epidemiological characteristics of pediatric SARS-CoV-2 infections in China: A multicenter case series. PLoS Med 17 (6): e1003130. https://doi.org/ 10.1371/ journal.pmed.1003130.
6. Chang TH, Wu JL, Chang LY. Clinical characteristics and diagnostic challenges of pediatric COVID-19: A systematic review and meta-analysis. Journal of the Formosan Medical Association. 2020;119(5):982-989. doi:10.1016/ j.jfma.2020.04.007
7. Souza TH, Nadal JA, Nogueira RJN, Pereira RM, Brandão MB. Clinical manifestations of children with COVID‐19: A systematic review. Pediatr Pulmonol. 2020;55(8):1892-1899. doi: 10.1002/ppul.24885
8. Eastin C, Eastin T. Epidemiological characteristics of 2143 pediatric patients with 2019 coronavirus disease in China. The Journal of Emergency Medicine. 2020;58(4):712-713. doi:10.1016/j.jemermed.2020.04.006
9. Guo CX, He L, Yin JY, et al. Epidemiological and clinical features of pediatric COVID-19. BMC Med.2020;18(1):250.doi:10.1186/s12916-020-01719-2