ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Hoàng Quốc Huy1,, Phạm Mỹ Hoài1, Hồ Hải Linh2, Nguyễn Thị Hồng1, Nguyễn Thu Thủy1
1 Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư cổ tử cung là ung thư phát sinh từ cổ tử cung, nơi kết nối tử cung và âm đạo. Là loại ung thư có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc mới đứng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ giới. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chương trình phòng chống ung thư. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại Khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất từ 40-49 tuổi. Đa phần bệnh nhân tới khám với lý do có triệu chứng bất thường tại vùng sinh dục. Tỷ lệ viêm không đặc hiệu là 92,3%. Có 92,8% bệnh nhân test VIA (-). Kết quả khám phụ khoa cho thấy có 53,3% có tổn thương tại cổ tử cung. Có 8,5% bệnh nhân có kết quả tế bào học bất thường. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả tế bào học cổ tử cung âm đạo với nhóm tuổi, kết quả khám phụ khoa, nhuộm soi-soi tươi, test VIA (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. Sung et al., “Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries,” CA. Cancer J. Clin., vol. 71, no. 3, pp. 209–249, May 2021, doi: 10.3322/caac.21660.
2. Huỳnh Bá Tân, “Xây dựng mạng lưới sàng lọc ung thư cổ tử cung tại y tế cơ sở thành phố Đà Nằng bằng phương pháp quan sants cổ tử cung sau bôi acid acetic (VIA),” Tạp Chí Phụ Sản, vol. 10, no. 2, pp. 163–172, 2018.
3. Lê Phong Thu, “Kết quả tế bào cổ tử cung - âm đạo của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên năm 2018-2018,” Tạp Chí Học Việt Nam, vol. 472, pp. 470–476, Nov. 2028.
4. Nguyễn Tuấn Hưng, Trần Văn Thuần, “Kết quả khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010.,” Tạp Chí Học Thực Hành, vol. 4, pp. 61–63, 2012.
5. Nguyễn Vũ Quốc Huy, “Đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic,” Tạp Chí Phụ Sản, vol. 7, no. 2, pp. 58–65, 2008.
6. Trần Thị Lợi, “Khảo sát giá trị của VIA trong tầm soát ung thư cổ tửu cung,” Bệnh Viện Từ Dũ - Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố Hồ Chí Minh, vol. 122, pp. 3–38, 2010.
7. Đỗ Thị Kim Ngọc, Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA ở phụ nữ từ 25-55 tuổi đến khám tại Trung tâm sức khỏe sinh sản Thành phố Cần Thơ năm 2012.
8. S. Yang, W. Zhao, H. Wang, Y. Wang, J. Li, and X. Wu, “Trichomonas vaginalis infection-associated risk of cervical cancer: A meta-analysis,” Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol., vol. 228, pp. 166–173, Sep. 2018, doi: 10.1016/j.ejogrb.2018.06.031.