TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN INTERLEUKIN-2 NGƯỜI DUNG HỢP VỚI SUMO TRÊN ESCHERICHIA COLITẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN INTERLEUKIN-2 NGƯỜI DUNG HỢP VỚI SUMO TRÊN ESCHERICHIA COLI

Nguyễn Quốc Thái1,, Nguyễn Lê Thanh Huyền1, Mai Huỳnh Như1, Thái Khắc Minh1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Interleukin-2 (IL-2) đang được quan tâm trong điều trị ung thư và các bệnh tự miễn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn IL-2 dùng cho các thử nghiệm in vitro có giá thành cao. Mục đích: tạo được IL-2 người tái tổ hợp dạng dung hợp với tag SUMO trên Escherichia coli. Phương pháp: Tạo dòng chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-il2 có khả năng biểu hiện IL-2 người ở dạng dung hợp với SUMO. Khảo sát các điều kiện nuôi cấy để thu protein dạng tan: môi trường (LB, TB, ZYP-5052); nồng độ IPTG (0,02; 0,1; 0,5 mM); nhiệt độ (25 °C và 37 ℃). Tinh chế IL-2 dạng dung hợp bằng sắc ký ái lực cố định ion kim loại (IMAC). Kết quả: Chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-il2 có khả năng tạo IL-2 dạng dung hợp với hiệu suất cao trong môi trường TB cảm ứng với IPTG 0,1 mM ở 25 ℃. Từ 200 mL dịch nuôi cấy tinh chế thu được khoảng 108 mg protein. Kết luận: Nghiên cứu đã tạo dòng thành công chủng E. coli BL21(DE3) mang plasmid tái tổ hợp pET-SUMO-il2 có khả năng tạo IL-2 tan ở dạng dung hợp với tag SUMO với hiệu suất cao và được tinh chế thành công qua cột Ni Sepharose

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abbas, A. K., Trotta, E., R. Simeonov, D., Marson, A., & Bluestone, J. A. (2018). Revisiting IL-2: Biology and therapeutic prospects. Science immunology, 3(25):1482.
2. Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Lê Thanh Huyền, Mai Huỳnh Như, Thái Khắc Minh (2023), “Dự đoán khả năng hoà tan và thiết kế vector biểu hiện interleukin-2 người trên Escherichia coli”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 526, tháng 6, số X, tr.
3. Studier, F. W. (2005) “Protein production by auto-induction in high-density shaking cultures”, Protein expression and purification, 41(1), pp. 207-234.
4. Bradford, M. M. (1976). “A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein-dye binding”, Analytical biochemistry, 72(1-2), pp. 248-254.
5. Panavas, T., Sanders, C., & Butt, T. R. (2009). SUMO fusion technology for enhanced protein production in prokaryotic and eukaryotic expression systems. SUMO protocols, 303-317.
6. Zhang, M., Jiang, X., Su, Z., Lin, J., Xiang, Q., Yang, Z.,... & Li, X. (2012). Large-scale expression, purification, and glucose uptake activity of recombinant human FGF21 in Escherichia coli. Applied microbiology and biotechnology, 93, 613-621.
7. Peciak, K., Tommasi, R., Choi, J. W., Brocchini, S., & Laurine, E. (2014). Expression of soluble and active interferon consensus in SUMO fusion expression system in E. coli. Protein expression and purification, 99, 18-26.
8. Tileva, M., Krachmarova, E., Ivanov, I., Maskos, K., & Nacheva, G. (2016). Production of aggregation prone human interferon gamma and its mutant in highly soluble and biologically active form by SUMO fusion technology. Protein Expression and Purification, 117, 26-34.